Chư Sê: Tăng đàn bò phục vụ thị trường cuối năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò, dịch tả heo châu Phi được khống chế, thị trường tiêu thụ cuối năm tăng cao là điều kiện để người chăn nuôi ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đầu tư chi phí tăng đàn, chuẩn bị phục vụ nhu cầu cuối năm.

Mặc dù, ngành Nông nghiệp đang chịu nhiều ảnh hưởng do dịch Covid-19 gây ra nhưng huyện Chư Sê vẫn giữ vững đà tăng trưởng trong lĩnh vực chăn nuôi, bảo đảm nguồn cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường. Tính đến tháng 9-2021, tổng đàn bò toàn huyện tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2020. Hiện nay, sau khi đánh giá điều kiện, các xã có lợi thế chăn nuôi gia súc ở Chư Sê như: Hbông, Ayun, Al Bá… cũng đang tăng đàn bò. Với tốc độ tái đàn như hiện nay, huyện phấn đấu duy trì đàn bò 28.000 con.

Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho hay: “Chư Sê là một trong những địa phương có tổng đàn bò lớn. Để đồng hành cùng người chăn nuôi tái đàn, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã đã có kế hoạch tiêm phòng các loại vắc-xin viêm da nổi cục, tụ huyết trùng, lở mồm long móng đối với những vật nuôi trong diện tiêm phòng, tiếp tục theo dõi sát sao, kiểm soát tổng đàn, ký cam kết đến từng hộ nuôi không giấu dịch”. 

Ngoài ra, người chăn nuôi phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu độc khử trùng định kỳ khu vực chăn nuôi bằng hóa chất; bổ sung các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho đàn gia súc, chủ động nguồn thức ăn như: rơm khô, thân cây bắp, cỏ… để đáp ứng nhu cầu cho vật nuôi trong mọi thời điểm”. Bên cạnh đó, các hộ dân, chủ trang trại chăn nuôi triển khai nhiều giải pháp thực hiện tốt "mục tiêu kép" vừa phòng-chống dịch hiệu quả, vừa phát triển chăn nuôi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm an toàn cho thị trường, nhất là các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

1.Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê đã triển khai nhiều giải pháp phòng-chống dịch bệnh; khuyến khích các cơ sở chăn nuôi thúc đẩy việc tái đàn nhằm bảo đảm nguồn cung cho thị trường cuối năm.
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê đã triển khai nhiều giải pháp phòng-chống dịch bệnh; khuyến khích các cơ sở chăn nuôi thúc đẩy việc tái đàn nhằm bảo đảm nguồn cung cho thị trường cuối năm.
7. Cán bộ xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hướng dẫn người dân sử dụng hoá chất Benkocid để phòng bệnh viêm da nổi cục ở bò.
Cán bộ xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hướng dẫn người dân sử dụng hóa chất Benkocid để phòng bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò.
4. Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Duy Tâm (xã Hbông, huyện Chư Sê) đang tăng đàn bò phục vụ thị trường cuối năm. Anh Trịnh Duy Tâm-Giám đốc Hợp tác xã-cho biết: “Gần 100 con bò của gia đình đã được tiêm phòng và đang phát triển tốt. Dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ cung cấp cho thị trường hơn 3 tấn thịt”.
Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Duy Tâm (xã Hbông, huyện Chư Sê) đang tăng đàn bò phục vụ thị trường cuối năm. Anh Trịnh Duy Tâm-Giám đốc Hợp tác xã-cho biết: “Gần 100 con bò của gia đình đã được tiêm phòng và đang phát triển tốt. Dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ cung cấp cho thị trường hơn 3 tấn thịt”.
5. Để đảm bảo an toàn cho đàn bò, các hộ dân, chủ trang trại cần tuân thủ nghiêm vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định.
Để đảm bảo an toàn cho đàn bò, các hộ dân, chủ trang trại cần tuân thủ nghiêm vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định.
 
6. Người chăn nuôi cần chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi trong mọi thời điểm.
Người chăn nuôi trên địa bàn huyện Chư Sê chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi.
 
3. Người chăn nuôi bổ sung các chất dinh dưỡng cho đàn gia súc; cân đối lượng thức ăn thô xanh và thức ăn tinh, chủ động nguồn thức ăn như: rơm khô, thân cây ngô, cỏ…
Người chăn nuôi bổ sung các chất dinh dưỡng cho đàn gia súc; cân đối lượng thức ăn thô xanh và thức ăn tinh, chủ động nguồn thức ăn như: rơm khô, thân cây bắp, cỏ…
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Đám tang của già làng

Đám tang của già làng

Con trâu không chịu bước đi, dù đám đông đã cố sức kéo căng dây buộc mũi lẫn dùng roi quất đen đét. Bí quá, người làng hò nhau trói trâu lại, treo chân lên hai thanh gỗ lớn rồi khiêng đến nơi làm lễ. Hôm nay, cả làng đâm trâu, làm nghi thức cúng lễ tang cho già làng Alăng Vàng, vị già làng khả kính của tổ Đào (thôn Pho, xã Sông Kôn, Đông Giang).
Mưu sinh dưới tán rừng

Mưu sinh dưới tán rừng

(GLO)- Từ việc đi hái lan rừng, bắt ốc núi đến lấy mật ong hay thu “lộc trời” dưới gốc xoay cổ thụ đã giúp nhiều người dân ở cao nguyên Gia Lai có thêm thu nhập. Cùng với đó, nghề giữ rừng còn giúp cho cuộc sống của họ bớt nhọc nhằn, trở thành “cứu cánh” trong việc cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.
Chuyện tình con nước nổi

Chuyện tình con nước nổi

Nhà có 5 anh em, thì đã có 3 người gặp được “nửa kia” của cuộc đời mình trong những chuyến theo cha đánh bắt cá đồng xa. Tổ ấm của họ đơn sơ trên những “ngôi nhà” là chiếc ghe bầu, rày đây mai đó mưu sinh theo con nước bạc. Con cái họ cũng sinh ra trên ghe. Thứ chạm mặt đầu tiên của những đứa trẻ từ lúc lọt lòng cũng là nước, là cái nắng cháy da, là ngọn gió bấc vùng châu thổ.
Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản: Khó khăn trong quản lý, giám sát

Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản: Khó khăn trong quản lý, giám sát

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 76 điểm khai thác mỏ khoáng sản nhưng chỉ có 32 mỏ lắp đặt trạm cân, camera giám sát. Tuy nhiên vấn đề giám sát, quản lý gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có quy định về kết nối, đội ngũ cán bộ quản lý ít, nhiều điểm mỏ nằm ở nơi không có điện lưới...
Yêu thương xoa dịu đau thương…

Yêu thương xoa dịu đau thương…

Hơn một năm trước, những mầm xanh phút chốc mất cha mẹ do đại dịch COVID-19 từ khắp mọi miền đất nước quy tụ về Đà Nẵng. Câu hỏi đặt ra lúc ấy, rằng các em sẽ sống và hòa nhập ra sao ở vùng đất mới, với những con người lạ lẫm khi vết thương còn buốt nhói?
Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản

Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản

Hiện nhiều mỏ khoáng sản được cấp phép cho các tổ chức, cá nhân ở một số tỉnh khai thác nhưng chưa lắp đặt camera, trạm cân đúng theo quy định. Có mỏ dù có camera, trạm cân nhưng không truyền dữ liệu về cơ quan quản lý hoặc xe chở khoáng sản né camera, trạm cân…
Một chuyện tình yêu

Một chuyện tình yêu

Trong 5 năm qua, thỉnh thoảng tôi lại nhớ tới chú Jose Alberty, một người Cuba tôi chỉ mới thấy qua ảnh. Và nhớ tới chú, tôi lại nhớ câu hát: “Chừng nào còn mang hơi thở, chắc tôi vẫn còn nhớ người”. May mắn thay, năm nay, tôi đã được gặp chú ở Thủ đô Cuba.
Pơ thi của người Jrai ở Krông Pa

Pơ thi của người Jrai ở Krông Pa

(GLO)- Cả một vùng văn hóa Trường Sơn-Tây Nguyên dài dằng dặc, nghiêng nghiêng dáng núi, xanh miên man rừng đại ngàn. Đó là nơi cư trú của gần 30 tộc người tại chỗ, với những cung bậc văn hóa tương đồng và khác biệt đầy bí ẩn. Một trong những nét văn hóa độc đáo và bí ẩn luôn khiến các nhà khoa học mong muốn được tìm hiểu, đó là phong tục bỏ mả (pơ thi). Với bất cứ tộc người nào ở Tây Nguyên, pơ thi cũng là một ngày hội vui. Mới đây, chúng tôi có dịp tham dự một ngày vui như vậy ở Krông Pa.
Bên kia sông là A Rooih...

Bên kia sông là A Rooih...

Điều chắc chắn, là tôi nhớ khoảnh khắc những chiều đó, đường Hồ Chí Minh đoạn tại Zà Hung, mặt trời từ vàng lặng lẽ chuyển sang đỏ, rồi vụt sáng lên một chút trước khi chìm xuống mặt sông A Vương, trả lại màu xanh mờ khói cho cây rừng. Và lúc ấy, bao giờ cũng vậy, là những đoàn người lúc thúc đâu đó hiện ra ở cầu treo qua sông A Vương.
Biển đảo Tây Nam: Lên đảo 'Hải Tặc'

Biển đảo Tây Nam: Lên đảo 'Hải Tặc'

Hòn Đốc (thuộc xã đảo Tiên Hải, TP.Hà Tiên, Kiên Giang) có diện tích khoảng 11 km2 và cách đất liền khoảng 20 km. Nhìn trên bản đồ, phía đông của đảo giáp TP.Hà Tiên, phía tây giáp đảo Phú Quốc; phía bắc giáp tỉnh Kampot (Campuchia).
Đi qua những mùa lũ

Đi qua những mùa lũ

Không sinh ra ở vùng 'rốn lũ' nhưng hầu như năm nào tôi cũng chứng kiến những trận 'hồng thủy' mà người dân Hà Tĩnh gánh chịu. Sau mỗi trận lũ, những câu chuyện đau thương, người chồng mất vợ, mẹ mất con, những đứa trẻ mồ côi trong ngôi nhà trống trải… được chúng tôi nhắc đến.
Chuyện làm sạch địa bàn của Công an xã vùng biên

Chuyện làm sạch địa bàn của Công an xã vùng biên

Xã Thống Nhất - huyện Hạ Lang, Cao Bằng từng là điểm nóng về ma túy. Tuy nhiên đó là chuyện cũ, bởi bây giờ nơi đây trở thành điểm sáng trong việc xóa bỏ tụ điểm sử dụng ma túy trái phép. Có được kết quả này là sự vào cuộc của chính quyền và lực lượng Công an trong việc đấu tranh loại bỏ các tệ nạn xã hội và đảm bảo ANTT khu vực biên giới.
Sài Gòn - Cái gì cũng bán

Sài Gòn - Cái gì cũng bán

'Chẳng nơi nào như ở TPHCM, cái gì bán cũng có ngay người mua' - Cô Kim nhà trong cư xá ở quận 10 nói khi bán đi đống đồ cũ. Cô vừa báo tin sẽ bán một ít đồ không còn sử dụng thì xe ba gác, xe đạp, rồi cả xe ô tô cũng kéo tới trước nhà…