Ngôi làng bị lãng quên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chúng tôi trở lại làng Kon Sơ Lăl, xã Hà Tây, huyện Chư Pah sau hơn một năm rưỡi kể từ ngày ghé thăm ngôi làng có số phận đặc biệt này. Một ngôi làng Bahnar truyền thống, nguyên sơ hiếm có và đẹp đến nao lòng.

Dù còn khá nguyên vẹn nhưng nhiều ngôi nhà ở Kon Sơ Lăl đang dần dần bị cỏ dại đe dọa “nuốt chửng”.
Dù còn khá nguyên vẹn nhưng nhiều ngôi nhà ở Kon Sơ Lăl đang dần dần bị cỏ dại đe dọa “nuốt chửng”.

Nhưng đó cũng là một ngôi làng bị lãng quên vì công cuộc định cư. Hầu hết người dân đều đã dời ra ngôi làng mới (tái định cư) gần trung tâm xã, chỉ còn vài người già nhất nán lại làng cũ như một niềm tiếc nuối (bài viết “Làng… vắng tiếng người”, Báo Gia Lai ra ngày 4-3-2011). Ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch sau đó cũng đã lên tiếng về dự định khảo sát, bảo tồn ngôi làng này.

Tuy nhiên, trao đổi với P.V, ông Đinh Sưk-Chủ tịch UBND xã Hà Tây-cho biết đến nay vẫn chưa thấy cán bộ chuyên môn nào đến khảo sát ở Kon Sơ Lăl. Nghĩa là, vì sự thờ ơ của ngành chức năng, Kon Sơ Lăl vẫn lặng lẽ chìm vào  lùm cây bụi cỏ, nhạt nhòa dần trong nắng mưa, trong những lãng quên vô tình, mặc cho một thực trạng đang được cảnh báo: Văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên đang bị mai một dần.

 

Nhiều dụng cụ lao động đã tả tơi vì bị bỏ quên cùng mưa nắng Tây Nguyên.
Nhiều dụng cụ lao động đã tả tơi vì bị bỏ quên cùng mưa nắng Tây Nguyên.
Giàn bí của một gia đình chết khô vì không người chăm sóc.
Giàn bí của một gia đình chết khô vì không người chăm sóc.
Những giọt nước chảy tràn cả ngày lẫn đêm một cách vô nghĩa vì hầu như chẳng để phục vụ ai.
Những giọt nước chảy tràn cả ngày lẫn đêm một cách vô nghĩa vì hầu như chẳng để phục vụ ai.
May mắn là ngôi nhà rông này vẫn còn nguyên vẹn lừng lững dù nhiều năm nay không được chứng kiến một lễ hội nào.
May mắn là ngôi nhà rông này vẫn còn nguyên vẹn lừng lững dù nhiều năm nay không được chứng kiến một lễ hội nào.
Đan gùi cho con cháu là thú vui thường ngày của bok Chil, 68 tuổi-một trong những người già nhất làng-trong không gian vắng lặng mênh mông này.
Đan gùi cho con cháu là thú vui thường ngày của bok Chil, 68 tuổi-một trong những người già nhất làng-trong không gian vắng lặng mênh mông này.
Chị con gái của bok Chil vẫn hàng ngày từ làng mới về nấu cơm cho cha và chăm sóc rẫy vườn ở gần đó. Làng cũ vẫn là niềm đau đáu của người dân làng Kon Sơ Lăl.
Chị con gái của bok Chil vẫn hàng ngày từ làng mới về nấu cơm cho cha và chăm sóc rẫy vườn ở gần đó. Làng cũ vẫn là niềm đau đáu của người dân làng Kon Sơ Lăl.

Phương Duyên (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Thanh âm báu vật nghìn năm

Thanh âm báu vật nghìn năm

Già làng cầm viên đá nhỏ bằng nắm tay gõ vào các thanh đá bỗng phát ra âm thanh trong trẻo như tiếng suối chảy, trầm hùng của núi rừng. Bà con người dân tộc M’nông vẫn thường dừng chân bên suối và kể cho con cháu nghe về huyền thoại của dòng suối cũng như sự xuất hiện của những bộ đàn đá cổ.

Khi người già đi học công nghệ

Khi người già đi học công nghệ

Đều đặn mỗi tháng một lần, nhiều cụ ông, cụ bà từ 60 đến 90 tuổi lại mang tập bút đến lớp học về sử dụng điện thoại thông minh, mạng xã hội nhằm bắt kịp được với thời đại 4.0 cũng như biết cách phòng tránh lừa đảo qua mạng.

Bừng thức gốm cổ M'nông

Bừng thức gốm cổ M'nông

Có thời điểm nghề làm gốm cổ của người M’nông R’lăm ở Đắk Lắk đứng trước nguy cơ lụi tàn, nhưng nơi ấy vẫn còn một vài nghệ nhân cố sức giữ nghề để giữ lấy nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình.

'Người cha' của rừng gỗ quý

'Người cha' của rừng gỗ quý

Gần 30 năm miệt mài ươm trồng, cánh rừng với hàng vạn cây Pơmu, Samu của gia đình ông Vừ Rả Tênh (trú xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) đã trở thành một trong những điểm đến thu hút du khách trong và ngoài huyện vui chơi, tận hưởng không khí trong lành.