Trường ĐH Quy Nhơn: Phát triển bền vững từ nền tảng khoa học công nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong hành trình xây dựng đại học định hướng nghiên cứu và gắn kết thực tiễn, Trường ĐH Quy Nhơn đang từng bước khẳng định vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây là những trụ cột then chốt, tạo nền tảng nâng cao chất lượng đào tạo và thúc đẩy phát triển bền vững.

Trong hành trình xây dựng đại học định hướng nghiên cứu và gắn kết thực tiễn, Trường ĐH Quy Nhơn đang từng bước khẳng định vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây là những trụ cột then chốt, tạo nền tảng nâng cao chất lượng đào tạo và thúc đẩy phát triển bền vững.

Tiếp tục phát triển, khẳng định vị thế

Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển nguồn nhân lực và KHCN, Trường ĐH Quy Nhơn đã tập trung đổi mới nội dung đào tạo, phát triển đội ngũ nghiên cứu và thúc đẩy hợp tác DN - nhà trường. PGS.TS Nguyễn Tiến Trung, Trưởng Phòng KHCN và Hợp tác quốc tế của trường, cho biết: “Giai đoạn 2020 - 2024, trường triển khai 293 đề tài nghiên cứu khoa học với tổng kinh phí gần 77 tỷ đồng. Trong đó, có 228 đề tài cấp trường, 48 đề tài cấp bộ và tỉnh, 17 đề tài cấp quốc gia. Bên cạnh đó, Trường cũng thu hút được nguồn tài trợ khoảng 3,5 triệu Euro cho các dự án quốc tế tập trung vào năng lượng tái tạo, môi trường, công nghệ sinh học...”.

Hoạt động nghiên cứu của sinh viên cũng rất sôi nổi với 481 đề tài được thực hiện trong cùng giai đoạn, trong đó 146 đề tài đạt giải thưởng cấp trường trở lên. Về công bố khoa học, toàn trường có 1.749 bài báo được đăng tải, trong đó 681 bài nằm trong hệ thống Scopus và các cơ sở dữ liệu quốc tế uy tín.

“Với thành tích này, Trường ĐH Quy Nhơn duy trì là một trong những đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT có số lượng công bố khoa học thuộc tốp đầu trên các tạp chí uy tín quốc tế”, PGS.TS Nguyễn Tiến Trung chia sẻ.

Không chỉ dừng lại ở nghiên cứu cơ bản, nhà trường đã bước đầu chuyển hướng sang các sản phẩm ứng dụng và sở hữu trí tuệ. Giai đoạn vừa qua, trường đã được cấp 3 bằng sáng chế và có 3 đơn sở hữu trí tuệ được chấp nhận trong và ngoài nước.

Mới đây, tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Bình Định lần thứ 14 (2024 - 2025), PGS.TS Nguyễn Thị Mộng Điệp đã xuất sắc giành giải nhất với công trình điều chế hormone gonadotropin tái tổ hợp chuỗi đơn hFSH và eCG - một bước tiến quan trọng trong hỗ trợ sinh sản.

“Công nghệ này có thể ứng dụng trong điều trị vô sinh ở người cũng như kiểm soát sinh sản trong chăn nuôi. Đây là hướng nghiên cứu tiềm năng có thể thương mại hóa trong nước và xuất khẩu”, PGS.TS Mộng Điệp cho hay.

Dù đạt nhiều kết quả nổi bật, hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo của trường vẫn đối mặt với không ít thách thức. Theo đánh giá từ Ban Giám hiệu nhà trường, phần lớn các nhiệm vụ KHCN nhìn chung mang tính nghiên cứu cơ bản hoặc định hướng ứng dụng, sản phẩm chuyển giao và thương mại hóa còn ít.

Thời gian đến, Trường ĐH Quy Nhơn tập trung đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, an toàn và an ninh mạng. Ảnh: ĐVCC

Thời gian đến, Trường ĐH Quy Nhơn tập trung đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, an toàn và an ninh mạng. Ảnh: ĐVCC

Đặt mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu liên ngành

PGS.TS Đoàn Đức Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn, nhìn nhận: “Chúng tôi đang hoàn thiện cơ chế quản lý khoa học theo hướng hiệu quả, tinh gọn, giảm bớt thủ tục hành chính và tập trung mạnh vào kết quả đầu ra. Mục tiêu là nâng tỷ lệ bài báo quốc tế thuộc hệ WoS, Scopus lên trên 0,3 bài/giảng viên/năm và xây dựng Tạp chí Khoa học Trường ĐH Quy Nhơn đạt chuẩn quốc tế”.

Trong giai đoạn 2025 - 2030, Trường ĐH Quy Nhơn đặt mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu liên ngành, liên lĩnh vực, đặc biệt là các ngành mũi nhọn chiến lược. Theo đó, nhà trường sẽ tập trung vào các khối, ngành trọng điểm, như: Kinh tế - quản trị - logistics (kinh tế số, quản trị DN, phát triển bền vững, chuỗi cung ứng); khoa học giáo dục- xã hội - nhân văn (đổi mới giáo dục, phát triển chính sách công, nghiên cứu hành vi xã hội); khoa học sự sống - nông nghiệp (công nghệ sinh học, dược liệu, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số); khoa học tự nhiên - kỹ thuật - công nghệ, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, an toàn và an ninh mạng, tự động hóa, vật liệu mới, năng lượng, GIS... Bên cạnh đó, nhà trường sẽ đẩy mạnh mô hình DN KHCN gắn với trường đại học, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, thúc đẩy khởi nghiệp trong sinh viên - giảng viên và tăng cường liên kết với cựu sinh viên để tạo nguồn lực phát triển nghiên cứu.

PGS.TS Đoàn Đức Tùng khẳng định: “KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và hợp tác quốc tế sẽ tiếp tục là trụ cột chiến lược trong quá trình phát triển của nhà trường. Không chỉ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đây còn là cách để tạo giá trị thiết thực cho cộng đồng và nền kinh tế”.                      

TRỌNG LỢI

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

(GLO)- Đến ngày 30-6, toàn bộ các cơ sở khám-chữa bệnh công lập thuộc tỉnh Bình Định (cũ) đã hoàn thành 3 nhiệm vụ trọng tâm trong lộ trình chuyển đổi số ngành Y tế gồm: lắp đặt KIOS thông minh, triển khai bệnh án điện tử và kết nối thành công với hệ thống điều phối dữ liệu y tế quốc gia.

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

(GLO)- Giữa công xưởng sản xuất Công ty TNHH Mountech-Chi nhánh Bình Định (hoạt động trên lĩnh vực may mặc ở phường Bình Định, tỉnh Gia Lai), những công nhân kỹ thuật như anh Võ Sỹ Hậu và anh Lê Xuân Cảnh đã lặng lẽ cống hiến bằng những sáng kiến nhỏ mà hiệu quả lớn.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

(GLO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.

Truyền cảm hứng khoa học cho thế hệ trẻ

Truyền cảm hứng khoa học cho thế hệ trẻ

Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế “Từ Mê Kông đến Đại dương: Kết nối thế hệ trẻ của các Trường trung học thuộc khối Label France Education” tổ chức tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) sáng 30.6, 70 học sinh đến từ các trường THPT khối Label France Education thuộc 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam có cơ hội giao lưu trực tiếp với GS Duncan Haldane

Gần 40 nhà khoa học quốc tế dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử

Gần 40 nhà khoa học quốc tế dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử

(BĐ) - Sáng 30.6, gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh tiến sĩ và sau tiến sĩ đến từ 10 quốc gia trên thế giới dự khai mạc Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử, do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp Trung tâm Vật lý lý thuyết Châu Á Thái Bình Dương tổ chức.
Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null