Phân cấp thẩm quyền mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 89/2024/NQ-HĐND quy định Quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (không thuộc đối tượng là tài sản công) áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Theo đó, đối với thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc mua sắm xe ô tô và các phương tiện vận tải khác có động cơ (trừ xe mô tô, xe gắn máy); thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp tỉnh quyết định việc mua sắm tài sản của cơ quan đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị trên 200 triệu đồng; thủ trưởng cơ quan trực thuộc cơ quan nhà nước cấp tỉnh quyết định việc mua sắm tài sản của cơ quan đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị trên 200 triệu đồng; Chủ tịch UBND cấp huyện, thị xã, thành phố quyết định việc mua sắm tài sản đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị trên 200 triệu đồng; thủ trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quyết định việc mua sắm tài sản.

Cà chua được trồng tại Khu thực nghiệm khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ). Ảnh_ Hà Duy
Khu thực nghiệm khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ). Ảnh: Hà Duy

Về thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ, theo Nghị quyết, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc mua sắm xe ô tô và các phương tiện vận tải khác có động cơ (trừ xe mô tô và xe gắn máy); thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp tỉnh quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ của cơ quan đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị trên 200 triệu đồng; thủ trưởng cơ quan trực thuộc cơ quan nhà nước cấp tỉnh quyết định việc mua sắm có giá trị trên 200 triệu đồng; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ của cơ quan đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị trên 200 triệu đồng.

Thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ của thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị trên 200 triệu đồng gồm: thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp tỉnh quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ của cơ quan; thủ trưởng cơ quan trực thuộc cơ quan nhà nước cấp tỉnh quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ của cơ quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ của cơ quan nhà nước cấp huyện, xã.

Về thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc mua sắm xe ô tô và các phương tiện vận tải khác có động cơ (trừ xe mô tô, xe gắn máy); thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vị quản lý của UBND tỉnh quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị trên 200 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát chặt hàng hóa dịp Tết

Kiểm soát chặt hàng hóa dịp Tết

(GLO)- Trước nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp cuối năm và Tết Ất Tỵ 2025, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ diễn biến phức tạp. Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai đã dồn toàn lực kiểm tra, kiểm soát thị trường, trong đó chú trọng các địa bàn nông thôn.

Ông Rah Lan Đang chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: L.N

Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ rừng

(GLO)- Mô hình thí điểm “Phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với việc trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững” tại buôn Ama Giai (xã Đất Bằng) do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) triển khai bước đầu phát huy hiệu quả.

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

(GLO)- Những ngày này, lượng khách đến tham quan, mua sắm cây cảnh về trang trí công trình và nhà cửa để đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu tăng. Nắm bắt xu thế đó, các nhà vườn và cơ sở kinh doanh cây cảnh cũng tăng số lượng cây bán ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.