Phân cấp thẩm quyền mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 89/2024/NQ-HĐND quy định Quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (không thuộc đối tượng là tài sản công) áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Theo đó, đối với thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc mua sắm xe ô tô và các phương tiện vận tải khác có động cơ (trừ xe mô tô, xe gắn máy); thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp tỉnh quyết định việc mua sắm tài sản của cơ quan đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị trên 200 triệu đồng; thủ trưởng cơ quan trực thuộc cơ quan nhà nước cấp tỉnh quyết định việc mua sắm tài sản của cơ quan đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị trên 200 triệu đồng; Chủ tịch UBND cấp huyện, thị xã, thành phố quyết định việc mua sắm tài sản đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị trên 200 triệu đồng; thủ trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quyết định việc mua sắm tài sản.

Cà chua được trồng tại Khu thực nghiệm khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ). Ảnh_ Hà Duy
Khu thực nghiệm khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ). Ảnh: Hà Duy

Về thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ, theo Nghị quyết, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc mua sắm xe ô tô và các phương tiện vận tải khác có động cơ (trừ xe mô tô và xe gắn máy); thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp tỉnh quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ của cơ quan đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị trên 200 triệu đồng; thủ trưởng cơ quan trực thuộc cơ quan nhà nước cấp tỉnh quyết định việc mua sắm có giá trị trên 200 triệu đồng; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ của cơ quan đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị trên 200 triệu đồng.

Thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ của thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị trên 200 triệu đồng gồm: thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp tỉnh quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ của cơ quan; thủ trưởng cơ quan trực thuộc cơ quan nhà nước cấp tỉnh quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ của cơ quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ của cơ quan nhà nước cấp huyện, xã.

Về thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc mua sắm xe ô tô và các phương tiện vận tải khác có động cơ (trừ xe mô tô, xe gắn máy); thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vị quản lý của UBND tỉnh quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị trên 200 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

(GLO)- Việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực, thúc đẩy thị trường tiêu thụ, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu… là những giải pháp quan trọng để ngành công nghiệp của tỉnh Gia Lai tăng trưởng nhanh trong năm 2025.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.