Phê duyệt kế hoạch bảo tồn văn hóa của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Kế hoạch nhằm góp phần triển khai hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên-Huế và An Giang.

Nghi lễ cấp sắc của dân tộc Dao. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)
Nghi lễ cấp sắc của dân tộc Dao. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2962/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Kế hoạch “Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một” của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.

Kế hoạch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 nhằm góp phần triển khai hiệu quả công tác "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch" trên địa bàn các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế và An Giang.

Kế hoạch cũng nhằm thực hiện đồng bộ giữa nghiên cứu, bảo tồn văn hóa nghệ thuật với tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một.

Cụ thể, trong quý 4/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên-Huế và An Giang và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024.

Tại Lạng Sơn tổ chức nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy Lễ cấp sắc của người Dao, xã Công Sơn, huyện Cao Lộc; Lẩu Then của người Nùng, thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định; hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ ở huyện Lộc Bình.

Tại tỉnh Bắc Kạn nghiên cứu, bảo tồn và phát huy hoa văn trên trang phục truyền thống dân tộc Dao Tiền ở tỉnh Bắc Kạn trong phát triển các sản phẩm du lịch. Sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, tìm hiểu hoa văn trên trang phục truyền thống của người Dao Tiền ở Bắc Kạn dựa trên cơ sở văn hóa của hoa văn gắn với các yếu tố điều kiện địa lý - tự nhiên, đặc trưng văn hóa vùng miền, đặc trưng văn hóa tộc người; khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hoa văn trên trang phục trong đời sống văn hóa người của người Dao Tiền ở Bắc Kạn.

Phụ nữ Lô Lô với bàn tay khéo léo thêu hoa văn trên trang phục truyền thống. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Phụ nữ Lô Lô với bàn tay khéo léo thêu hoa văn trên trang phục truyền thống. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Tại Hà Giang nghiên cứu tổng quan về dân tộc Lô Lô, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy các nghi lễ Rửa làng của dân tộc Lô Lô có nguy cơ mai một, trình diễn, tái hiện các loại hình văn hóa phi vật thể tiêu biểu của người Lô Lô.

Sản xuất phim tài liệu phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, quảng bá văn hóa truyền thống của dân tộc Lô Lô trình chiếu phim di sản trực tiếp tại cộng đồng, tuyên truyền thông qua hệ thống bảng tin, mã code QR, mạng xã hội.

Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (nghi lễ đặc sắc của dân tộc dưới 10.000 người) nhằm phục vụ công tác bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch và phục vụ tuyên truyền, quảng bá văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Tại Bắc Giang, nghiên cứu, bảo tồn, truyền dạy và trình diễn tri thức dân gian trong tục làm nhà táng (làn thai) nhằm mục đích tuyên truyền quảng bá phổ biến rộng rãi giá trị văn hóa tri thức dân gian trong việc trang trí nhà táng của dân tộc Cao Lan ở xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Tư liệu hóa di sản một cách bài bản đầy đủ quy trình, phản ảnh trung thực giá trị và cách chủ thể văn hóa thực hành nó trong môi trường cộng đồng họ; Nhằm chuyển giao kết quả nghiên cứu cho người Cao Lan và chính quyền địa phương nhằm phục vụ công tác bảo tồn, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa tộc người Cao Lan gắn với phát triển du lịch văn hóa thuộc vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế.

Tại tỉnh Vĩnh Phúc, khảo sát, điều tra, đánh giá hoạt động thực hành bảo tồn, phát huy hát Soọng Cô trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở huyện Lập Thạch. Tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy hát Soọng cô của người Sán Dìu ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Lễ vật cúng Thần núi của người Cơ Tu. (Ảnh: Tường Vi/ TTXVN)
Lễ vật cúng Thần núi của người Cơ Tu. (Ảnh: Tường Vi/ TTXVN)

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy ban Nhân dân huyện Nam Đông và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin về lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, làm cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, toàn diện một quy trình nghi lễ bỏ mả truyền thống cho công tác phục hồi, bảo tồn phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu.

Xây dựng báo cáo khoa học về khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin về lễ bỏ mả truyền thống; thực trạng biến đổi trong giai đoạn hiện nay; đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả lễ hội này phục vụ cho các mục tiêu văn hoá, kinh tế, xã hội của địa phương, đặc biệt là phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Làng văn hóa truyền thống dân tộc Cơ Tu huyện Nam Đông được xây dựng trên địa bàn xã Thượng Lộ.

Tại tỉnh An Giang, nghiên cứu, bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn trống Rebana của người Chăm ở tỉnh An Giang. Trong đó, tập trung sưu tầm, khảo sát và thống kê các bài bản và nghi lễ liên quan đến trình diễn trình diễn trống Rebana trong tiến trình lịch sử của cộng đồng Chăm ở tỉnh An Giang.

Đề xuất giải pháp khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể nghệ thuật trình diễn trống Rebana ở hai huyện An Phú và thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang như khôi phục quy trình chế tác trống Rebana và nghi lễ liên quan, hỗ trợ vật tư, lễ vật thực hiện khôi phục quy trình chế tác, trình diễn trống Rebana. Tổ chức 2 lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn trống Rebana cho 50 học viên dân tộc Chăm ở 2 huyện An Phú và thị xã Tân Châu.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.