Việt Nam-Nhật Bản hợp tác cân bằng phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hội thảo du lịch Việt Nam-Nhật Bản lần 2 với nội dung “Cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản văn hóa Nhật Bản-Việt Nam hợp tác hướng tới du lịch bền vững,” tổ chức ngày 2/10, tại Hà Nội.

Hội thảo du lịch Việt Nam-Nhật Bản lần 2 với nội dung “Cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản văn hóa Nhật Bản-Việt Nam hợp tác hướng tới du lịch bền vững,” tổ chức ngày 2/10, tại Hà Nội.

Các đại biểu chia sẻ, đề xuất các giải pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch. (Nguồn: báo Nhân dân)
Các đại biểu chia sẻ, đề xuất các giải pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch. (Nguồn: báo Nhân dân)

Ngày 2/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo du lịch Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 2 với nội dung “Cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản văn hóa Nhật Bản-Việt Nam hợp tác hướng tới du lịch bền vững.”

Sự kiện do Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam (ITDR) và Viện Nghiên cứu giao thông và du lịch Nhật Bản (JTTRI) phối hợp tổ chức trực tuyến nhằm chia sẻ, thảo luận về chính sách, giải pháp tối ưu hóa việc bảo tồn, phát triển du lịch bền vững các giá trị văn hóa mà không gây áp lực lên môi trường, di sản.

Ông Phạm Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chia sẻ Việt Nam với cảnh quan thiên nhiên phong phú, văn hóa giàu bản sắc, đa dạng từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế.

Năm 2023, Việt Nam đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế; trong đó, Nhật Bản luôn là một thị trường quan trọng hàng đầu. Hiện Việt Nam đang nỗ lực phát triển các sản phẩm du lịch mới và sáng tạo dựa trên giá trị văn hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách quốc tế.

Tuy nhiên, ngành cũng đang phải đối diện với những thách thức to lớn trong bảo vệ và phát triển giá trị di sản văn hóa. Việc duy trì cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản là nhiệm vụ quan trọng. Việt Nam luôn mong muốn phát du lịch bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội để xây dựng một tương lai mà du lịch tạo ra các giá trị lâu dài.

Ông Hirashima Takashi, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Nhật Bản khẳng định, hai nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, du lịch. Trong đó, du lịch di sản văn hóa mang lại nhiều giá trị, góp phần nuôi dưỡng lòng tự hào của mỗi người dân về quê hương, đất nước; nâng cao nhận thức, sự tôn trọng lẫn nhau giữa các nền văn hóa, vùng miền trong một quốc gia và giữa nhiều quốc gia.

Những di sản văn hóa được UNESSCO công nhận là di sản của nhân loại cần được bảo tồn. Nhiệm vụ của ngành du lịch là xây dựng những sản phẩm hợp lý cùng cơ chế kinh tế, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường và sinh kế cho người dân vùng di sản…

Để phát triển bền vững du lịch di sản văn hóa, ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, đề xuất các khuyến nghị về việc xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý, bảo tồn và phát huy di sản, nâng cao năng lực quản lý. Cùng với đó là cơ chế quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch; xã hội hóa và cộng đồng hóa, đào tạo nguồn nhân lực du lịch di sản. Đồng thời, cần tăng cường xúc tiến du lịch, ưu tiên phân bổ nguồn lực hợp lý, tăng cường đầu tư công tư…

Tại hội thảo, chuyên gia 2 nước chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch tại các làng văn hóa, địa điểm di sản nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách.

Các chuyên gia khẳng định, việc giữ gìn văn hóa, bảo tồn di sản là yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, việc khai thác du lịch phải theo hướng bền vững trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, sinh kế của người dân…

Theo Ngọc Bích (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.

Ẩm thực truyền thống của người Bahnar đến từ làng du lịch cộng đồng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa "chắp cánh" cho du lịch Gia Lai

(GLO)- Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch là dịp hội ngộ của những nghệ nhân giỏi tay nghề toàn tỉnh Gia Lai, đồng thời là hành trình khơi dậy kho tàng văn hóa, kết tinh thành sản phẩm quà tặng mang dấu ấn riêng của vùng đất cao nguyên.  

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Không chỉ bạn trẻ ở TP.HCM, những người trẻ ở tỉnh, thành khác cũng về thành phố để hòa mình vào các hoạt động kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất. Tranh thủ ngày cận kề 30.4, không muốn bỏ lỡ cơ hội nên từ sáng sớm hôm nay dòng người nao nức check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.