Khai trương đoàn tàu du lịch '5 sao' kết nối di sản Huế - Đà Nẵng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đoàn tàu du lịch kết nối di sản Huế - Đà Nẵng chính thức khai trương, đi vào hoạt động phục vụ du khách trong và ngoài nước đúng dịp kỷ niệm ngày giải phóng cố đô Huế 26.3.

Sáng nay, 26.3, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với 2 địa phương tỉnh Thừa Thiên- Huế và TP.Đà Nẵng đã tổ chức khai trương đoàn tàu du lịch phục vụ du khách trong và ngoài nước.

Đoàn tàu du lịch kết nối di sản miền Trung chính thức lăn bánh. Ảnh: Bùi Ngọc Long

Đoàn tàu du lịch kết nối di sản miền Trung chính thức lăn bánh. Ảnh: Bùi Ngọc Long

Sau khi đi vào hoạt động, hàng ngày đơn vị vận hành sẽ tổ chức 2 đôi tàu mang số hiệu HĐ1/2 và HĐ3/4 giữa Huế - Đà Nẵng với tên gọi "Kết nối di sản miền Trung".

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Phương tặng hoa cho đội ngũ chạy tàu, nhân viên phục vụ trên tàu. Ảnh: Bùi Ngọc Long
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Phương tặng hoa cho đội ngũ chạy tàu, nhân viên phục vụ trên tàu. Ảnh: Bùi Ngọc Long

Cụ thể, tại TP.Huế, tàu HĐ1 xuất phát tại ga Huế lúc 7 giờ 45 phút, đến ga Đà Nẵng lúc 10 giờ 35 phút; tàu HĐ3 xuất phát tại ga Huế lúc 14 giờ 25 phút, đến ga Đà Nẵng lúc 17 giờ 40 phút.

Ga Huế được xây dựng từ năm 1908, đến nay có tuổi đời 116 năm và vẫn giữ được dáng vẻ kiến trúc cổ kính. Ảnh: Bùi Ngọc Long
Ga Huế được xây dựng từ năm 1908, đến nay có tuổi đời 116 năm và vẫn giữ được dáng vẻ kiến trúc cổ kính. Ảnh: Bùi Ngọc Long

Chiều ngược lại, tại TP.Đà Nẵng, tàu HĐ2 xuất phát tại ga Đà Nẵng lúc 7 giờ 50 phút, đến ga Huế lúc 11 giờ 5 phút; tàu HĐ4 xuất phát tại ga Đà Nẵng lúc 15 giờ, đến ga Huế lúc 17 giờ 45 phút.

Những du khách đầu tiên bước lên đoàn tàu du lịch. Ảnh: Bùi Ngọc Long

Những du khách đầu tiên bước lên đoàn tàu du lịch. Ảnh: Bùi Ngọc Long

Giá vé được công bố 150.000 đồng/vé, áp dụng giá vé tháng 900.000 đồng/vé và có chính sách giảm giá cho các đối tượng chính sách.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đoàn tàu du lịch đưa vào khai thác gồm có 7 toa xe gồm: 1 toa xe công vụ phát điện, 5 toa xe AL 56 chỗ ngồi, 1 toa xe B phục vụ các hoạt động dịch vụ.

Trước đó, để chuẩn bị cho việc vận hành 2 đoàn tàu này, Tổng công ty tập trung cải tạo nội thất, đầu tư các trang thiết bị trên các toa tàu; bố trí một phần diện tích phòng đợi tàu tại ga Huế, ga Đà Nẵng.

Không gian phục vụ ca Huế trên tàu. Ảnh: Bùi Ngọc Long

Không gian phục vụ ca Huế trên tàu. Ảnh: Bùi Ngọc Long

Tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đưa vào khai thác 2 đoàn tàu, nhằm đảm bảo các dịch vụ vận chuyển phải khác biệt theo hướng dịch vụ đi tàu có trải nghiệm cung đường du lịch giữa hai điểm đến Huế, Đà Nẵng và điểm đến du lịch Lăng Cô.

Phục vụ ẩm thực trên tàu. Ảnh: Bùi Ngọc Long

Phục vụ ẩm thực trên tàu. Ảnh: Bùi Ngọc Long

Những món ăn dân dã được phục vụ trên chuyến tàu ngày khai trương. Ảnh: Bùi Ngọc Long

Những món ăn dân dã được phục vụ trên chuyến tàu ngày khai trương. Ảnh: Bùi Ngọc Long

Đồng thời, phối hợp với các công ty vận tải để đầu tư, nâng cấp thành phòng đợi tàu chất lượng cao nhằm đa dạng hóa, làm mới sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách; đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, khách quốc tế và các đối tượng khách hàng khác.

Chuyến tàu khai trương lăn bánh. Ảnh: Bùi Ngọc Long

Chuyến tàu khai trương lăn bánh. Ảnh: Bùi Ngọc Long

Trên hành trình đó, đoàn tàu sẽ đi qua cung đường sắt tuyệt đẹp như đèo Hải Vân, nơi từng được một số báo quốc tế đưa vào top những tuyến đường sắt đẹp nhất, đáng trải nghiệm nhất thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Các tỉnh Nam Trung bộ có tiềm năng to lớn về du lịch biển nhờ có nhiều bãi tắm đẹp, cùng với hệ thống đảo, quần đảo, vịnh ven bờ nổi tiếng. Tuy vậy, hoạt động du lịch nhiều nơi còn phát triển manh mún, nhỏ lẻ, hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, dẫn đến quá tải, gây hệ lụy về môi trường.

Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm cà phê là loại hình du lịch hiện đang nở rộ tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu đặc sản cà phê Đắk Lắk và bảo tồn, khai thác bền vững các giá trị văn hóa địa phương.

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.