Gia Lai được chọn làm bối cảnh phim truyện điện ảnh “Lạc rừng”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 18-9, tại trụ sở Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 (tỉnh Gia Lai), đoàn làm phim của Công ty HDA Phim (trực thuộc Hội Điện ảnh Việt Nam) có buổi làm việc với đại diện Quân đoàn 3 về việc sản xuất bộ phim truyện điện ảnh “Lạc rừng”.

Tiếp và làm việc với đoàn có Đại tá Đỗ Đức Dũng-Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 3.

Đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thanh Vân (thứ 2 từ trái sang) tại buổi làm việc. Ảnh: Lam Nguyên

Đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thanh Vân (thứ 2 từ trái sang) tại buổi làm việc. Ảnh: Lam Nguyên

Tại buổi làm việc, Đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thanh Vân-Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Điện ảnh Việt Nam, Giám đốc sản xuất phim “Lạc rừng”-thông tin: Với kịch bản đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phê duyệt, phim “Lạc rừng” được xây dựng nhằm ca ngợi sự hy sinh của chiến sĩ và đồng bào các dân tộc ở Gia Lai, góp phần làm nên những chiến thắng lịch sử vang dội, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Để bộ phim được tiến hành sản xuất đảm bảo chất lượng, hoàn thành nhiệm vụ và tiến độ đề ra, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Quân đoàn 3 về quân số, phục trang, khí tài, trang bị…nhằm tái hiện bối cảnh những trận đánh diễn ra cách đây hơn nửa thế kỷ.

Phát biểu tại buổi làm việc, Đại tá Đỗ Đức Dũng khẳng định việc hỗ trợ đoàn thực hiện bộ phim tại Gia Lai là vinh dự và trách nhiệm của đơn vị. Sau khi được sự thống nhất, giao nhiệm vụ của Bộ Tham mưu-Tổng cục Chính trị, đơn vị sẽ xây dựng kế hoạch và triển khai hỗ trợ trong khả năng có thể nhằm hoàn thành tác phẩm điện ảnh mang đậm tính lịch sử và tinh thần tri ân.

Tiểu thuyết "Lạc rừng" của nhà văn Trung Trung Đỉnh. Ảnh: Lam Nguyên

Tiểu thuyết "Lạc rừng" của nhà văn Trung Trung Đỉnh. Ảnh: Lam Nguyên

“Lạc rừng” là tiểu thuyết của nhà văn Trung Trung Đỉnh, người từng có 9 năm sống và chiến đấu cùng bà con các dân tộc tại Gia Lai và một số tỉnh khu vực Tây Nguyên. Ra đời năm 1999, đến nay tác phẩm đã được tái bản 19 lần, đạt giải nhất cuộc thi tiểu thuyết đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam (1998-2000); được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007 và đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Bahnar.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku: Sôi nổi chương trình văn nghệ “Chào năm mới 2025”

Pleiku: Sôi nổi chương trình văn nghệ “Chào năm mới 2025”

(GLO)- Tối 31-12, tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Trung tâm Văn hóa- Thông tin và Thể thao phối hợp cùng Thành Đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ TP. Pleiku tổ chức chương trình văn nghệ “Chào năm mới 2025”. Chương trình văn nghệ đã thu hút hơn 1.000 khán giả đến xem và cổ vũ.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

“Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ 2025, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh phấn đấu hỗ trợ cho 50.000 lượt người nghèo, khó khăn với tổng giá trị đạt 22 tỷ đồng. Ảnh: N.N

Tết nhân ái

(GLO)- Với mục tiêu huy động sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để giúp người nghèo có thêm điều kiện đón Tết cổ truyền của dân tộc, phong trào “Tết nhân ái” đã được triển khai và nhận sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Dấu ấn người lính Gia Lai qua nhiếp ảnh

E-magazineDấu ấn người lính Gia Lai qua nhiếp ảnh

(GLO)- Chân dung người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn mang vẻ đẹp của sự tận hiến, trở nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh Gia Lai. Nhờ đó, công chúng có cơ hội tiếp cận và hiểu hơn đời sống người chiến sĩ giữa thời bình.

Các nghệ nhân phường Cheo Reo tái hiện lễ mừng lúa mới của người Jrai tại Hội thi văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số thị xã Ayun Pa. Ảnh: Vũ Chi

Hội thi văn hóa cồng chiêng thị xã Ayun Pa: Tái hiện chân thực không gian văn hóa truyền thống

(GLO)-Với nhiều nét mới, Hội thi văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) lần thứ III năm 2024 diễn ra trong ngày 21-12 đã tái hiện không gian văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, mang đến những trải nghiệm thú vị cho người xem.