Tiết lộ thú vị về tân Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bà Paetongtarn Shinawatra không có mặt khi cuộc bỏ phiếu quyết định bà trở thành tân thủ tướng Thái Lan diễn ra tại Hạ viện sáng 16-8.

Bangkok Post cho hay cuộc họp bắt đầu lúc 10 giờ sáng nay. Có 489 trên tổng số 493 đại biểu tại Hạ viện Thái Lan tham gia cuộc bỏ phiếu đối với bà Paetongtarn.

Kết quả bà Paetongtarn nhận được 319 phiếu bầu, 145 phiếu chống và 27 phiếu trắng – qua đó trở thành tân thủ tướng Thái Lan khi mới 37 tuổi. Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng thủ tướng thứ 31 của Thái Lan được nhận định có sự nhạy bén chính trị để đảm nhận trọng trách này.

Bà Paetongtarn Shinawatra trở thành thủ tướng thứ 31 của Thái Lan. Ảnh: The Nation

Bà Paetongtarn Shinawatra trở thành thủ tướng thứ 31 của Thái Lan. Ảnh: The Nation

Tân thủ tướng trẻ nhất lịch sử Thái Lan là con gái út của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Chính người đứng đầu chính phủ Thái Lan giai đoạn 2001-2006 này từng nhận định "cô út" sẽ trở thành thủ tướng Thái Lan trong tương lai nhờ được thừa hưởng ADN chính trị của cả gia tộc Shinawatra - theo báo The Nation.

Thực tế, tân Thủ tướng Paetongtarn còn có người cô ruột Yingluck Shinawatra cũng từng đứng đầu chính phủ Thái Lan, trước khi bị lật đổ năm 2014.

Khi còn trẻ, bà Paetongtarn đã theo cha trong các chuyến công tác chính trị khắp đất nước, tiếp thu kiến thức chính trị và hiểu sâu sắc cảm nghĩ của người dân.

"Khi tôi 8 tuổi, cha tôi tham gia chính trường. Kể từ ngày đó, cuộc sống của tôi cũng gắn liền với chính trị" – Reuters dẫn lời bà Paetongtarn hồi tháng 3 năm nay.

Khi lớn lên, bà đã nói về nguồn cảm hứng bước vào chính trường của mình, cho rằng đó là nhờ "ADN Thaksin" mà bà thừa hưởng.

Tuy nhiên, việc cha bà bị lật đổ năm 2006 là trải nghiệm khó quên. "Tôi thường nhìn thấy ảnh cha bị gắn lên tường, gạch chéo và vẽ bậy. Ở tuổi 20 tuổi, việc bị bao quanh bởi lòng thù ghét là điều rất khó vượt qua" - bà kể.

Bà Paetongtarn chính thức bước vào chính trường với tư cách là người thừa kế chính trị mới nhất của ông Thaksin. Trước khi bước lên nấc thang cao nhất của vũ đài chính trị, người phụ nữ sinh năm 1986 này đã giữ nhiều chức vụ trong đảng Pheu Thai.

Trở thành thủ tướng trẻ nhất của Thái Lan là một thách thức đáng kể, với trách nhiệm xây dựng chính sách trên mọi lĩnh vực và duy trì sự ổn định trong bối cảnh chính trị đầy biến động của Thái Lan.

Câu hỏi đặt ra là liệu bà Paetongtarn có thể tạo dựng bản sắc riêng cũng như đặt ra các chính sách cho sự tiến bộ của quốc gia hay không?

Bà Paetongtarn Shinawatra trở thành nữ Thủ tướng thứ 2 của Thái Lan, sau người cô ruột Yingluck Shinawatra. Ảnh: Varuth Hirunyatheb.

Bà Paetongtarn Shinawatra trở thành nữ Thủ tướng thứ 2 của Thái Lan, sau người cô ruột Yingluck Shinawatra. Ảnh: Varuth Hirunyatheb.

Theo Hải Hưng (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

null