Gương mặt thơ: Mai Văn Hoan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Về Huế, nhắc tên ông hầu như ai cũng biết, dẫu ông quê Quảng Bình, sau năm 1975 mới vào Huế dạy học.

Ông lớn tuổi hơn tôi nhưng luôn luôn được coi là nhà thơ của... học trò, đơn giản bởi ông dạy chuyên Văn ở Trường Quốc học Huế suốt mấy chục năm và thơ ông viết về học trò, cho học trò, vì học trò... rất nhiều, mà đa phần là thơ tình. Thơ tình của ông nó cứ ngút ngát thế này thì ai mà chả nhớ chả yêu: “Thiên An một thoáng em lên/Khi về, em lỡ để quên một người/Lỡ để quên một khoảng trời/Lỡ để quên một khoảng đồi ngát thông”.

Ở Huế, ông có nhiều giai thoại, trong đó, nhiều nhất là giai thoại ông dạy Kiều. Ông giảng và học trò tròn mắt há miệng nghe, quên cả ghi chép và người ta cãi nhau tiết dạy như thế là thành công hay thất bại. Còn ông, hôm sau lên lớp vẫn vậy, mỗi lần dạy về thơ là một lần rút ruột, còn làm thơ thì... rút tim.

Ông tâm niệm: Sống chân thật, giản dị. Viết giản dị, chân thật: “Cứ nói điều gan ruột/Hay, dở có thời gian/Mong sao đừng bỏ cuộc/Dù còn chút hơi tàn”. Hiện ông là Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



Mùa hoa ấy



Màu hoa ấy chỉ còn trong ký ức

Sao chiều nay lại xao động lòng tôi?

Có một thời tôi thầm yêu hoa cúc

Trước sân chùa, ngơ ngác lá thu rơi...

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Lá thu rơi, lá thu rơi ngơ ngác

Chiều thu nao ai tặng đóa cúc vàng

Để tôi cứ mộng mơ, khao khát

Để chiều vàng, tôi cứ bước lang thang.



Hình như có điều gì tôi cố giấu

Ánh mắt tôi đã để lộ mất rồi

Hoa vàng quá bướm vàng không nỡ đậu

Cứ chờn vờn đôi cánh mỏng chơi vơi.



Cứ chơi vơi, chờn vờn đôi cánh mỏng

Mùa thu vàng, vàng rực cả chân mây

Xin suốt đời được làm người mơ mộng

Được làm đôi cánh bướm, chập chờn say.



Chập chờn say, chập chờn say cánh bướm

Để chiều nay tôi lại nhớ về ai

Dẫu đất trời có mưa chiều, nắng sớm

Sắc hoa vàng, thu ấy... chẳng phôi phai!



Trăng Huế



Em hò hẹn mùa thu em trở lại

Hai mùa thu Huế khắc khoải mong chờ

Bờ sông vắng, cỏ trăng vàng mềm mại

Con thuyền trôi giữa sương khói hững hờ.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Hờ hững cả đêm trăng vàng Bến Ngự

Huế biết em đã quên Huế thiệt rồi

Chốn rồng bay ngày ngày em hoài vọng

Huế chỉ còn là hoài niệm xa xôi...



Em qua Huế mà răng đành bỏ Huế

Tàu rời ga, Huế lặng lẽ dõi theo

Em cười nói với Hà thành hoa lệ

Trăng Huế buồn từng giọt vàng gieo.



Trăng Huế buồn, “vàng gieo ngấn nước”

Cỏ thu xưa còn in dấu ta ngồi

Gió thu xưa còn nhắc lời hẹn ước

Cuối đường trăng một chiếc lá trăng rơi...




Xin để nguyên như thế



Xin để nguyên, xin để nguyên như thế!

Đừng đụng vào chiếc lá sẽ rơi

Xin để nguyên, xin để nguyên như thế!

Đừng chạm vào ảo ảnh sẽ tan thôi.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Xin để nguyên căn phòng em từng ở

Mưa đầu mùa buồn lắm phải không em?

Có điều chi làm em trăn trở

Hình như em cố giấu nỗi niềm riêng?



Xin để nguyên những đền đài, lăng tẩm

Bậc đá này em đã bước lên?

Tôi chạm vào như vẫn còn hơi ấm

Như vẫn còn hơi ấm dấu chân em.



Xin để nguyên những buổi chiều vắng vẻ

Phút bâng khuâng em từng đứng nơi này

Cồn Hến thả làn khói mờ, lặng lẽ

Cơn gió lùa, khóm trúc khẽ khàng lay.



Xin để nguyên, xin để nguyên tất cả

Xin để nguyên như thế đến nghìn năm

Thiên Mụ ơi, hãy tạc vào bia đá

Có một lần nàng đã đến đây thăm!

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.