Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Sáng 5.12 tại TP.HCM, NXB Trẻ và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã có buổi giao lưu, ra mắt tác phẩm mới Tiệm sách của nàng. Độc giả được nghe ông tiết lộ những câu chuyện độc đáo về cách viết '3 trong 1' không đụng hàng của mình.

Bà Phan Thị Thu Hà - Giám đốc NXB Trẻ chúc mừng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với những niềm vui mới trong sáng tác
Bà Phan Thị Thu Hà - Giám đốc NXB Trẻ chúc mừng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với những niềm vui mới trong sáng tác
Theo nhà văn, đây là tác phẩm “3 trong 1” mà ông đã muốn thực hiện từ lâu
Theo nhà văn, đây là tác phẩm “3 trong 1” mà ông đã muốn thực hiện từ lâu

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho biết: "Về thao tác văn chương, đây là cuốn sách đã lấy đi của tôi nhiều sức lực. Tôi nghĩ tác phẩm lần này của tôi không chỉ thử thách thói quen viết của người viết mà còn thử thách thói quen đọc của người đọc".

Những câu thơ thương hiệu của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đầy cảm xúc và sâu lắng

Theo nhà văn, đây là tác phẩm “3 trong 1” mà ông đã muốn thực hiện từ lâu. "Mặc dù biết cấu trúc kiểu này dễ ngắt mạch cảm xúc của người thưởng thức, giống như bạn đang xem một vở kịch “gián cách” so với thể loại kịch “giao cảm” quen thuộc, nhưng nếu đã vượt qua được trở ngại đó rồi, hy vọng bạn sẽ nhận ra mình đang trải nghiệm một tác phẩm thú vị. Tuy vậy trong cuốn sách này, tôi vẫn cố gắng dung hòa cả hai lối viết và bạn đọc vẫn có thể nhận ra 'dấu tay' của tác giả trên từng trang sách", tác giả Tiệm sách của nàng chia sẻ.

Cấu trúc “truyện trong truyện” từng nhà văn thử sức trong các tác phẩm trước đây như Lá nằm trong lá hay Cảm ơn người lớn. "Ở tác phẩm thứ nhất, tôi đã lồng câu chuyện Chàng chăn ngựa của nhà vua trong mạch truyện chính. Ở tác phẩm thứ hai, tôi kể chuyện Con dê Tuyết Trắng và con cọp Tai Tròn song song với truyện Cảm ơn người lớn. Nhưng cấu trúc “3 trong 1” phức tạp hơn “2 trong 1”, chưa kể ở tác phẩm này, nhân vật Quyến tham dự trong cả ba câu chuyện - như một chất keo dán để kết nối cả ba tuyến lại với nhau trong một mạch thống nhất".

Họa sĩ Đỗ Hoàng Tường vẽ các tranh minh họa trong sách
Họa sĩ Đỗ Hoàng Tường vẽ các tranh minh họa trong sách
Tiệm sách của nàng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có cả bìa mềm và bìa cứng
Tiệm sách của nàng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có cả bìa mềm và bìa cứng

Cũng như những tác phẩm trước đây của nhà văn, thông điệp của cuốn sách này vẫn đề cao sự tử tế. Điều đó thể hiện qua các nhân vật như chị Xuân không màng thanh danh để bảo vệ cho gia đình chồng, cô Băng “nữ thánh” cuối cùng vẫn biết nghĩ cho người khác bằng cách sẵn sàng bước xuống khỏi chiếc bục thiêng mà dân tình dựng lên cho mình để minh oan cho cô em dâu, dù muộn màng, như anh chàng Quyến biết nghĩ cho cô bạn mới quen, dù anh không chắc mình có nên hành động như thế hay không...

Ngoài ra, trong sách cũng xuất hiện bài thơ khá dễ thương của một tác giả nổi tiếng với nhiều bài thơ hay như Nguyễn Nhật Ánh.

Độc giả giao lưu với nhà văn
Độc giả giao lưu với nhà văn
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ký tặng sách mới
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ký tặng sách mới

Tiệm sách của nàng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh còn là câu chuyện về sự lựa chọn trong hành động, mà hậu quả có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc của cả đời mình lẫn nhiều người xung quanh. Đằng sau mỗi nhân vật đều có một câu chuyện, và tùy theo trải nghiệm sống, bạn đọc sẽ cảm thấy rung động nhiều nhất với câu chuyện nào. Đặc biệt là nhân vật Quyến, cậu bé có tuổi thơ bị đánh cắp và chịu nhiều tổn thương nhưng khi nhận ra tình thương của người chú, sự hy sinh của người mẹ, sự hối lỗi của người cô, cũng như sự vô tư của cậu bạn tên Khai luôn bị mình hà hiếp, đã từ một cậu bé ngỗ nghịch trở thành một người khác biệt đến không ngờ...

“Anh nhìn thằng bạn trước mặt, chầm chậm thở ra. 'Quên chuyện lỗi phải đi!' – giọng Khai thật nhẹ nhõm. Nó nói nghe hời hợt gọn gàng giống như bảo anh phủi những hạt mưa li ti bám trên tóc trên đường anh tới đây. Trong khi bao nhiêu năm qua anh luôn bị câu chuyện này giam cầm, anh vấp vào từ 'quên' này cả trăm lần đến suýt té mà vẫn không sao bắt mình đừng nhớ về câu chuyện lẽ ra rất đáng quên đó”.

“Một thời gian dài anh nhận ra anh đang loay hoay vất vả thu xếp lòng mình. Đôi lúc anh tự hỏi không biết anh có bạc đãi bản thân mình quá không. Trái tim anh những ngày này giống như bị xẻ làm hai nửa. Có cái gì đó trộn lẫn giữa cao cả và thấp hèn, giữa bao dung và tính ích kỷ, giữa thực tế hiển nhiên và phập phồng chập chờn mộng mị.

Một chút này, một chút kia. Một chút nắng, một chút mưa. Một chút hân hoan, một chút dỗi hờn. Một chút bình yên, một chút bão giông. Một chút, một chút và một chút”.

“Những người khác tất nhiên có thể sẽ có chọn lựa không giống anh. Họ sẽ nói: tương lai là thứ không thể nào biết được và hạnh phúc là thứ con người có thể tạo ra. Cũng có thể, với một tình yêu đủ lớn, con người ta sẽ có cơ hội thu ngắn những khoảng cách và san bằng những khác biệt. Nhưng tình cảnh của anh bây giờ không có gì giống như thế”. (Trích tác phẩm)

Theo Lê Công Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.