Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thăm, chúc Tết nhà khoa học, văn nghệ sỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa chúc các giáo sư, nghệ sỹ và gia đình bước sang Năm mới dồi dào sức khỏe, tiếp tục đóng góp tâm sức, trí tuệ và tài năng cho Đảng, cho đất nước.

truong-ban-tuyen-giao-trung-uong-1.jpg
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc Tết Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Gia Khánh, nguyên Giám đốc Học viện Quân y. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Sáng 11/1, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đến thăm, chúc Tết Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Gia Khánh, nguyên Giám đốc Học viện Quân y và nghệ sỹ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam, nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.

Trong không khí thân mật, đầm ấm, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa chúc các giáo sư, nghệ sỹ và gia đình bước sang năm mới Ất Tỵ dồi dào sức khỏe, tiếp tục đóng góp tâm sức, trí tuệ và tài năng cho Đảng, cho đất nước cũng như truyền “ngọn lửa” nhiệt huyết cho các thế hệ mai sau.

Thông báo khái quát về tình hình đất nước, đặc biệt là những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giới khoa học và văn nghệ sỹ, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết qua nhiều thời kỳ, đặc biệt, trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XIII, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ các nhà khoa học, văn nghệ sĩ không ngừng lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có các cuộc gặp mặt rất ý nghĩa với các văn nghệ sỹ, trí thức và nhà khoa học.

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" và vào ngày 13/1 tới đây, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết quan trọng này để thể hiện quyết tâm cao, nỗ lực lớn trong toàn Đảng, toàn dân về phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, như là động lực then chốt nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động và cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia.

2nguyen-trong-nghia-chuc-tet-2.jpg
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc Tết nghệ sỹ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam, nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Bày tỏ niềm xúc động và cảm ơn chân thành trước sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Gia Khánh, nguyên Giám đốc Học viện Quân y và nghệ sỹ nhiếp ảnh Chu Chí Thành mong muốn tiếp tục được cống hiến cho sự nghiệp chung của Đảng và của dân tộc.

Trung tướng, Giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo Nhân dân Phạm Gia Khánh nguyên là Giám đốc Học viện Quân y; nguyên Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành y; nguyên Chủ tịch Hội ghép tạng Việt Nam.

Ông đã chủ trì, tham gia nhiều nghiên cứu có tính ứng dụng cao như: Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật tiến bộ Công nghệ Phôi; Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến phục vụ ghép tạng ở Việt Nam; Nghiên cứu một số vấn đề ghép gan để thực hiện ghép gan trên người; Chủ nhiệm Chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển kỹ thuật tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” (Mã số: KC 10/11-15).

Ông được Nhà nước khen thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ (2006); Huân chương Chiến công hạng Nhất; Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục; Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ.

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Chu Chí Thành nguyên là Trưởng Ban Biên tập Ảnh (Thông tấn xã Việt Nam); Phó Giám đốc, Giám đốc Xí nghiệp in 1-TTXVN; nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam; nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam; nguyên Phóng viên ảnh Việt Nam Thông tấn xã (1967-1973).

Ông đã được Nhà nước trao hai giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2012) lĩnh vực Nhiếp ảnh cho cụm tác phẩm (4 ảnh) “Từ ngục tối thắng lợi trở về;” Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật - lĩnh vực Nhiếp ảnh cho cụm tác phẩm (4 ảnh) “Hai người lính”.

Theo V.Đ (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.