Công bố Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam cho 7 tác phẩm xuất sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều đã ký các quyết định công bố Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 cho 7 tác phẩm xuất sắc.

cong-bo-giai-thuong-van-hoc-hoi-nha-van-viet-nam-cho-7-tac-pham-xuat-sac-dd.jpg
Tiểu thuyết "Gia đình có bốn chị em gái" của Phạm Thị Bích Thủy được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024. Ảnh: vanvn.vn

Trong đó, Giải thưởng Văn xuôi có 2 giải gồm: Giải Đặc biệt được trao cho tập truyện ngắn “Trên đỉnh giời” của nhà văn Y Ban (Phạm Thị Xuân Ban), do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành; tiểu thuyết “Gia đình có bốn chị em gái” của nhà văn Phạm Thị Bích Thủy (Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành) được trao Giải thưởng Văn xuôi năm 2024.

Đối với Giải thưởng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam đã trao 3 giải thưởng gồm: tác phẩm “Phục sinh”, tập thơ của nhà thơ Đào Quốc Minh - Nhà xuất bản Hội Nhà văn; tác phẩm “Viễn ca”, tập thơ của nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh - Nhà xuất bản Văn học; tác phẩm “Đồng”, tập thơ của nhà thơ Trần Lê Khánh - Nhà xuất bản Văn học.

Giải thưởng Lý luận phê bình thuộc về tác phẩm “Lý luận phê bình văn học miền Nam 1954 - 1975; tiếp nhận và ứng dụng” của nhà lý luận phê bình Trần Hoài Anh - Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

Giải thưởng Văn học Thiếu nhi được trao cho tác phẩm “Chiếc xe buýt bay”, truyện của hai tác giả Võ Thị Mai Chi và Huỳnh Bá Long - Nhà xuất bản Kim Đồng.

Đợt này, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều cũng đã ký ‎quyết định trao Giải thưởng Tác giả trẻ Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 cho 2 tác giả và 2 tác phẩm gồm: tập truyện ngắn “Lạc đà bay” (Nhà xuất bản Trẻ) của tác giả Võ Đăng Khoa và tập thơ “Dưới vòm hoa đại khải” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) của tác giả Phùng Thị Hương Ly.

Hội Nhà văn Việt Nam cũng đã trao Giải thưởng Nhà văn nữ ấn tượng năm 2024 cho nhà văn Đỗ Thị Tấc (Lai Châu) và nhà văn Phương Huyền (Thành phố Hồ Chí Minh). Giải thưởng nhằm ghi nhận, tôn vinh những nỗ lực của nữ nhà văn Việt Nam trong cuộc sống, đặc biệt là những cống hiến cho cộng đồng.

Dịp này, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều cũng ký quyết định kết nạp 60 hội viên mới năm 2024. Trong đó có 24 hội viên thơ, 17 hội viên văn xuôi, 7 hội viên lý ‎luận phê bình, 2 hội viên văn học dịch, 10 hội viên văn học thiếu nhi.

Theo Phương Hà (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

(GLO)- Qua bài thơ "Em về bình minh", dường như tác giả Hoàng Hương Giang muốn mang lại một thông điệp mạnh mẽ về việc tìm lại chính mình, về sự nối kết giữa con người với thiên nhiên. Và cuối cùng chính là niềm tin vào một tương lai sán lạn, dẫu có phải trải qua những phút giây cô đơn, thử thách.

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.