Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

“Đakrong ơi, Tây Nguyên ơi!/Cái suối đổ về sông cái sông ra biển lớn/Ta nối tấm lòng dân bằng tình yêu của Đảng/Đi suốt Trường Sơn xanh nghe dòng sông chảy mãi/Đakrong ơi dòng sông xanh thắm/Nối đôi bờ mùa xuân”-bạn tôi ngâm nga đoạn điệp khúc trên chuyến xe từ thị trấn Kbang về Đăk Rong khiến cho mọi người phấn chấn hẳn lên.

khuc-ca-mua-xuan-doan-tudd.jpg
Dòng sông Đakrông vào ca khúc của nhạc sĩ làm lay động lòng người. Ảnh: T.L/Nguồn: TNO

Bỗng một bạn nữ người Bahnar, người dẫn đường cho chúng tôi lên tiếng: “Em nghe nói nhạc sĩ sáng tác bài hát này lấy cảm hứng từ sông Đakrong ở Quảng Trị kia”. “Đúng vậy!”-Tôi trả lời và giải thích: Trong một bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng trên báo Thanh Niên, có nhắc lại cuộc gặp gỡ giữa anh với nhạc sĩ Tố Hải (khi ông còn tại thế), có nói đến địa danh sông Đakrong ở Quảng Trị, nơi mà nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ này từ những năm 1968, mãi đến 1975, khi Quảng Trị, Tây Nguyên được giải phóng thì bài hát đó mới được hoàn chỉnh và vang xa. Nhưng những ca từ trong bài hát này của Tố Hải mang hình ảnh tượng trưng cho cả vùng Trường Sơn-Tây Nguyên, điển hình như: nhà rông, chim kơ tia, hoa pơ lang…

Rồi tôi nói thêm: Sông Đakrong nằm ở phía Tây Quảng Trị, phía Nam huyện Đakrong, trên dãy Trường Sơn là thượng nguồn của sông Thạch Hãn-Bến Hải. Nơi đây có dân tộc Bru hay Vân Kiều sinh sống. Con đường Trường Sơn qua miền núi tỉnh Quảng Trị là đường huyết mạch chi viện cho chiến trường miền Nam thời chống Mỹ cứu nước, do Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559) đảm trách, có trạm trung chuyển Khe Ho nổi tiếng.

Lại nhớ thời tôi công tác ở Kon Tum. Trên đường Hồ Chí Minh về Đăk Glei xa lắc, đi qua địa danh Đăk Rong (xã Đăk Kroong), cách trung tâm huyện lỵ khoảng 15 km, có dòng suối lớn Đăk Rong chảy theo chiều Bắc-Nam, đổ về Pô Cô, có tên chung là Đăk Rong-Pô Cô rồi hòa vào sông Đăk Bla. Ngày ấy, tôi cũng từng được các bạn yêu văn nghệ, hứng khởi khi đến địa danh này hát bài ca của Tố Hải: “Chim kơ tia bay tới nghiêng cánh chào Đakrong/Pơ lang khoe sắc thắm gió đưa hương đôi bờ/Tây Nguyên ta uống nước/Một nguồn nước cách mạng”.

Ở Bắc Tây Nguyên hiện nay có 2 địa danh tên gần giống nhau, đó là 2 xã của 2 huyện và 2 tỉnh khác nhau, cũng dựa theo tên dòng sông hoặc suối lớn đặt tên cho đơn vị xã của mình, đó là: Đăk Rong của huyện Kbang (Gia Lai), chủ yếu là dân tộc Bahnar và xã Đăk Kroong của huyện Đăk Glei (Kon Tum), chủ yếu là dân tộc Giẻ Triêng. Đồng thời, có một huyện Đakrong (cũng lấy tên một dòng sông trên dãy Trường Sơn) của tỉnh Quảng Trị.

Xét về mặt địa lý, lịch sử và văn hóa dân tộc bản địa thì Trường Sơn-Tây Nguyên là một dãy nối liền, các dân tộc thiểu số cư trú lâu đời nơi đây có những yếu tố văn hóa truyền thống tương đồng; là con đường xuyên sơn huyền thoại (còn gọi là đường Hồ Chí Minh) độc đáo trong kháng chiến chống Mỹ với những địa danh lịch sử chói lọi.

Những người đi kháng chiến từ Bắc vào Nam và ngược lại với bàn chân mòn vẹt dấu Trường Sơn: “Từ nơi em gửi tới nơi anh/Những đoàn quân trùng trùng ra trận/Như tình yêu nối lời vô tận/Đông Trường Sơn, nối Tây Trường Sơn” (Phạm Tiến Duật). Có người thắc mắc: “Vì sao có sự trùng lặp địa danh nhiều như vậy?”.

Trùng lặp địa danh trong một vùng lãnh thổ hay quốc gia là bình thường, do nhiều yếu tố. Đối với các dân tộc thiểu số ở Trường Sơn-Tây Nguyên, họ thường đặt tên buôn làng theo tên ngọn núi, dòng sông-suối nơi mình ở (Đăk Tô, Đăk Bla, Chư Prông, Ngok Linh…).

Cũng như vậy, ở đây, các dân tộc theo ngữ hệ Môn-Khmer ở Tây Nguyên thì chữ “đak” có nghĩa là nước, sông, suối; còn “krong” có nghĩa là sông lớn (Krong Ana-sông mẹ). Những địa danh Đakrong nói trên đều là những vùng đất cách mạng, đồng bào có công trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Nhạc sĩ Tố Hải (1937-2022), người quê Bình Thuận, ông tham gia kháng chiến khá sớm và đã từng đi khắp Tây Nguyên và ra Bắc vào Nam theo con đường Trường Sơn đầy gian khó. Năm 2012, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với các ca khúc: Sông Đakrong mùa xuân về, Lời ca không tắt, Những ngôi sao xanh, Em thương cô giáo miền cao.

Có thể nói, ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” đã hòa vào những ca khúc khải hoàn trong mùa xuân chiến thắng, mùa đoàn viên sum họp Bắc Nam một nhà: “Ta gọi mùa xuân tới cho tiếng ca rộn vang/Ta gọi mùa xuân tới cho tiếng chiêng rộn ràng/Ta nghe trong lòng núi những bước chân Trường Sơn/Của đoàn Quân Giải phóng mang mùa xuân chiến thắng”.

Như vậy, Đakrong dù là Quảng Trị hay Kon Tum, Gia Lai… cũng là mảnh đất, dòng sông của Trường Sơn-Tây Nguyên hùng vĩ, nơi của những con người hồn hậu như đất và dũng mãnh như chàng Đam San; cũng là nơi đã khởi đầu cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đem lại mùa xuân toàn thắng 1975.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.