Philippines đầu tư xây dựng căn cứ quân sự mới tại vịnh Subic

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Philippines đang lên kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới tại sân bay quốc tế Vịnh Subic, nhằm tăng cường khả năng giám sát trên không và triển khai sức mạnh ở Biển Đông.
Vịnh Subic, nơi Mỹ từng đặt căn cứ quân sự trước khi rút khỏi Philippines những năm 1990. Ảnh: Wikipedia

Vịnh Subic, nơi Mỹ từng đặt căn cứ quân sự trước khi rút khỏi Philippines những năm 1990. Ảnh: Wikipedia

Theo tài liệu đấu thầu và kế hoạch phát triển của Không quân Philippines, một căn cứ điều hành tiền phương sẽ được thành lập tại đây, hỗ trợ máy bay trinh sát và tấn công.

Dự án này đánh dấu sự trở lại của Philippines tại Vịnh Subic, nơi từng là căn cứ không quân của Hải quân Mỹ trước khi quân đội Mỹ rút quân khỏi Philippines vào những năm 1990.

Theo kế hoạch, sân bay quốc tế Vịnh Subic sẽ trở thành điểm tập trung cho "các hoạt động chung trên không, trên biển và trên đất liền" của Philippines. Dự án cũng bao gồm việc xây dựng lâu dài một căn cứ tuần tra hàng hải và thiết bị bay không người lái chuyên dụng tại đây, theo Naval News.

Hồi tháng 2/2023, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Philippines cho phép quân đội Mỹ sử dụng thêm 4 căn cứ quân sự của nước này, đồng thời thúc đẩy xây dựng và đưa vào sử dụng 5 căn cứ quân sự đã được xác định trong thỏa thuận hợp tác quốc phòng hiện có giữa hai bên.

Căn cứ hải quân ở vịnh Subic là trọng điểm để quân đội Mỹ tìm cách mở rộng sự hiện diện quân sự.

Vịnh Subic nằm ở bờ Tây đảo Luzon của Philippines, đối diện Biển Đông, là một trong những cảng quan trọng. Thực dân Tây Ban Nha là những người đầu tiên xây dựng căn cứ hải quân ở đây, sau đó quân đội Mỹ tiếp quản nó. Sau Chiến tranh thế giới 2, quân đội Mỹ đã mở rộng đáng kể căn cứ hải quân này và vịnh Subic trở thành một trong những căn cứ quân sự ở nước ngoài quan trọng nhất của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Sau Chiến tranh Lạnh, nhóm binh sĩ Mỹ cuối cùng rút khỏi đây vào tháng 11/1992.

Có thể bạn quan tâm

Phản ứng của ông Trump từ vụ Nga phóng tên lửa vào Kiev và vụ tướng Nga bị ám sát mới đây

Phản ứng của ông Trump từ vụ Nga phóng tên lửa vào Kiev và vụ tướng Nga bị ám sát mới đây

(GLO)- Trong bài đăng trên mạng xã hội Truth sau cuộc gặp ngày 26/4 với Tổng thống Volodymyr Zelensky khi dự tang lễ Giáo hoàng Francis tại Vatican, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết "có lẽ cần đối xử với Nga theo cách khác", có thể bằng cách áp thêm lệnh trừng phạt với nước này.

Gặp nhau tại Rome, thông tin thảo luận giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine vẫn chưa được công bố

Gặp nhau tại Rome, thông tin thảo luận giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine vẫn chưa được công bố

(GLO)- Ngày 26/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp trực tiếp tại Vatican, Rome (Italia) trong tang lễ Giáo hoàng Francis, đánh dấu lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo đối thoại kể từ sau cuộc tranh cãi căng thẳng tại Nhà Trắng vào tháng 2.

Toàn cảnh vụ thảm sát du khách ở Kashmir khiến quan hệ Pakistan và Ấn Độ căng thẳng

Toàn cảnh vụ thảm sát du khách ở Kashmir khiến quan hệ Pakistan và Ấn Độ căng thẳng

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan đang leo thang sau vụ tấn công du khách của các tay súng ở khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Vụ việc đã dẫn đến các hành động trả đũa lẫn nhau và làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra đối đầu quân sự mới giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.