Nấc cụt kéo dài cũng nguy kịch đến tính mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- 1 người đàn ông ở TP. Hồ Chí Minh bị nấc cụt kéo dài từ 1 giờ đến 6 giờ sáng gây mất ngủ 3 đêm liền, nói sảng, bác sĩ cho biết ông bị hạ natri máu nặng. Nếu không điều trị kịp, có thể dẫn đến co giật và nguy kịch đến tính mạng.

Ông T.V.D. (SN 1957, ngụ tại TP. Hồ Chí Minh) được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh cấp cứu trong tình trạng nấc cụt liên tục, đau nặng đầu, mệt nhiều… Bác sĩ khám, phát hiện ông bị hạ natri máu nặng còn 108,72 mmol/L (chỉ số bình thường 136-145 mmol/L).

Bệnh nhân được cứu hết cơn nấc cụt kéo dài và ngủ được sau 3 đêm mất ngủ

Bệnh nhân được cứu hết cơn nấc cụt kéo dài và ngủ được sau 3 đêm mất ngủ

Con gái ông D. trình bày trong bệnh án là cha mình bị nấc cụt từ 1 giờ đến 6 giờ sáng và diễn biến trong 3 ngày liền, hay nói sảng, quơ tay chân trong khi mắt vẫn mở.

Th.S-BS Hoàng Thị Hồng Linh-Khoa Nội tiết-Đái tháo đường-Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho hay chỉ số natri máu hạ của bệnh nhân nói trên được xem là nặng, do tác dụng phụ thuốc lợi tiểu điều trị huyết áp. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: tuổi tác, ăn uống kém… “Một số bệnh có thể gây hạ natri máu như: suy thận, suy tim, sử dụng thuốc lợi tiểu… Ở người bình thường, để phòng tình trạng hạ natri máu thì không uống quá nhiều bia rượu dẫn đến tình trạng nôn ói không kiểm soát…”-bác sĩ Linh khuyến cáo.

Do đó, người bệnh nên được bác sĩ tư vấn điều trị để kiểm soát bệnh tốt mà không gây hạ natri máu. Hạ natri máu làm rối loạn chức năng hệ thống thần kinh trung ương hoặc các dây thần kinh phế vị/cơ hoành gây nấc cụt kéo dài. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ co giật, phù não.

Hầu hết, chúng ta đều nghĩ rằng nấc cụt là hiện tượng bình thường, không nguy hiểm, chỉ gây khó chịu và bất tiện cho người bị mắc phải. Tuy nhiên, ngoài hạ natri máu nấc cụt còn là hiện tượng cảnh báo một bệnh nghiêm trọng nào đó. Khi sắp xảy ra đột quỵ, người bệnh cũng thường bị nấc cụt và kèm theo đau ngực, tê nhức, mờ mắt, trào ngược axít dạ dày-thực quản.

Có thể bạn quan tâm

Hễ sốt là truyền dịch, SOS!

Hễ sốt là truyền dịch, SOS!

Không ít người có phản xạ: Hễ sốt là truyền dịch. Họ tôn sùng phương pháp này đến mức cho rằng đó chính là liều thuốc thần kỳ đẩy lui cơn sốt, nhất là khi đã khẳng định nguyên nhân sốt là do virus.
Ngủ bù cuối tuần lợi hay hại cho tim mạch?

Ngủ bù cuối tuần lợi hay hại cho tim mạch?

Sau một tuần làm việc bận rộn, chúng ta thường có khuynh hướng ngủ bù thoải mái vào cuối tuần. CNN vừa dẫn một nghiên cứu mới cho hay, thật bất ngờ là điều này có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm 19% nguy cơ mắc các bệnh về tim.
4 loại đồ uống giúp hạ đường huyết

4 loại đồ uống giúp hạ đường huyết

Bệnh tiểu đường loại 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các tế bào trong tuyến tụy sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường loại 2 khiến lượng đường trong máu tăng quá cao. Loại 2 là bệnh tiểu đường phổ biến nhất.