Uống nước chanh vào thời điểm nào là tốt nhất?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nước chanh là một loại thức uống không chỉ dễ pha chế, mà còn mang nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Khi kết hợp nước chanh vào thói quen hàng ngày, tùy từng trường hợp, cần lưu ý đến thời điểm uống, để phát huy lợi ích của nước chanh và hạn chế phòng tránh bất lợi với sức khỏe của loại nước uống này.

Muốn kiểm soát sự thèm ăn, nên uống nước chanh trước bữa ăn

Uống nước chanh trước bữa ăn có thể đặc biệt có lợi đối với những người muốn hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát cảm giác thèm ăn.

Tính axit của nước chanh sẽ kích thích sản xuất dịch tiêu hóa và mật, giúp chuẩn bị tiêu hóa thức ăn, cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Bắt đầu ngày mới bằng một cốc nước chanh có thể giúp điều hòa cơn đói, khiến bạn cảm thấy no hơn và giảm lượng calo nạp vào trong bữa ăn.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Nếu có vấn đề về tiêu hóa, nên uống nước chanh sau bữa ăn

Uống nước chanh sau bữa ăn sẽ có lợi cho những người có vấn đề về tiêu hóa, giúp hỗ trợ phân hủy thức ăn và làm giảm bất kỳ tình trạng đầy hơi hoặc khó chịu nào sau bữa ăn.

Nếu bạn đã ăn một bữa ăn thịnh soạn hoặc nhiều chất, nước chanh có thể hoạt động như một thức uống làm dịu, giúp làm sạch vòm miệng. Điều này có thể đặc biệt hữu ích nếu bạn dễ bị khó tiêu hoặc ợ nóng...

Uống nước chanh sau bữa ăn cũng có thể hỗ trợ quá trình hydrat hóa, rất quan trọng đối với sức khỏe. Việc hydrat hóa thích hợp giúp duy trì chức năng của tất cả các hệ thống cơ thể, bao gồm cả tiêu hóa, hỗ trợ loại bỏ chất thải hiệu quả.

Nên uống nước chanh ở nhiệt độ phòng hoặc hơi ấm, vì chất lỏng ấm có thể làm dịu hệ tiêu hóa hơn và thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn.

Ảnh minh hoạ: Internet

Ảnh minh hoạ: Internet

Tác dụng tuyệt vời của uống nước chanh

Cải thiện làn da: Chanh rất giàu vitamin C, thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, giúp da sáng mịn.

Giảm nguy cơ mắc sỏi thận: Uống nước chanh hằng ngày có thể làm tăng nồng độ citrate trong nước tiểu, cản trở sự hình thành sỏi thận.

Hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt: Thiếu sắt có thể khiến số lượng hồng cầu thấp hơn mức trung bình, gây thiếu máu. Nghiên cứu cho thấy chanh chứa nhiều vitamin C, hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt, đặc biệt là sắt có nguồn gốc từ thực vật.

Cung cấp chất chống oxy hóa: Chanh rất giàu flavonoid, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Flavonoid là chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự gây hại cho tế bào.

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...