Cục Quản lý Dược cảnh báo thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cục Quản lý Dược vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả xuất hiện trên thị trường và đề nghị các cơ quan chức năng thu hồi, xử lý sản phẩm vi phạm.

Theo Công văn số 2963/QLD-CL ngày 29-8-2024 của Cục Quản lý Dược, đơn vị này nhận được công văn gửi kèm phiếu kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Bình Dương báo cáo về việc mẫu sản phẩm có các thông tin ghi nhãn: viên nén bao phim Cefixim 200, số GĐKLH: VD-28887-18, số lô: 15030723, NSX: 201123, HD: 201125, nơi sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long. Mẫu thuốc do Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Bình Dương lấy tại Nhà thuốc tây Bích Ngọc 1 (địa chỉ: 395/14 Hai Bà Trưng, phường Đông Hòa, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Mẫu thuốc không đạt yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu định tính Cefixim theo tiêu chuẩn cơ sở.

Căn cứ trên những kết quả trên, Cục Quản lý Dược đã có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường phòng-chống thuốc giả CEFIXIM 200. Cục Quản lý Dược yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thông tin về thuốc giả trên nhãn ghi những thông tin được đề cập ở trên có các đặc điểm, dấu hiệu phân biệt với thuốc thật như sau:

Dấu hiệu phân biệt thuốc thật, thuốc giả theo Công văn số 2963/QLD-CL của Cục Quản lý Dược

Dấu hiệu phân biệt thuốc thật, thuốc giả theo Công văn số 2963/QLD-CL của Cục Quản lý Dược

Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

Đồng thời, thực hiện nghiêm các chỉ đạo tại Công văn số 7173/BYT-QLD của Bộ Y tế về việc tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc, đấu tranh chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng sản phẩm Cefixim 200 giả có các dấu hiệu nhận biết nêu trên; chỉ mua bán thuốc tại các cơ sở kinh doanh dược hợp pháp; không mua bán thuốc không rõ nguồn gốc; kịp thời thông báo các dấu hiệu nghi ngờ về sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc tới cơ quan y tế và cơ quan có chức năng liên quan.

Phối hợp với cơ quan công an, quản lý thị trường, Ban Chỉ đạo 389 và các cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn; điều tra, xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Cefixim 200 giả nêu trên, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành...

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.