4 loại đồ uống giúp hạ đường huyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh tiểu đường loại 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các tế bào trong tuyến tụy sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường loại 2 khiến lượng đường trong máu tăng quá cao. Loại 2 là bệnh tiểu đường phổ biến nhất.

Các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên tránh tiêu thụ đồ uống có nhiều calo và đường bổ sung. Sau đây là một số loại đồ uống có thể giúp bạn hạ đường huyết, theo trang sức khỏe Health (Mỹ).

Nước

Uống đủ nước mỗi ngày đã được chứng minh là giúp hạ lượng đường trong máu, bôi trơn các khớp và có lợi cho sức khỏe tổng thể của bạn. Lượng nước khuyến nghị uống hàng ngày thay đổi tùy theo giới tính, cân nặng và độ tuổi của bạn. Các nhà nghiên cứu thường khuyến nghị người lớn uống từ 2 đến 3,7 lít nước mỗi ngày.

Uống đủ lượng nước mỗi ngày đã được chứng minh là giúp hạ lượng đường trong máu

Uống đủ lượng nước mỗi ngày đã được chứng minh là giúp hạ lượng đường trong máu

Nước (đặc biệt là nước khoáng) có lợi cho lượng đường trong máu của bạn hơn nước ngọt và nước ép trái cây.

Trà xanh

Trà xanh chứa catechin - hợp chất thực vật có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin.

Catechin có thể là một phương pháp bổ sung hiệu quả để kiểm soát lượng đường trong máu. Trà xanh có chứa một lượng caffeine nhất định. Bạn nên giữ lượng caffeine nạp vào cơ thể dưới 400 miligam (mg) mỗi ngày. Mỗi ngày bạn có thể uống khoảng 8 tách trà xanh. Nhưng nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy hạn chế uống trà xanh không quá 6 tách mỗi ngày.

Nước ép cà chua

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lycopene, một hợp chất hữu cơ trong cà chua, có thể giúp hạ lượng đường trong máu. Lycopene là một carotenoid (sắc tố thực vật) cũng thúc đẩy hoạt động chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường và tình trạng kháng insulin. Uống nước ép cà chua không thêm đường có thể giúp bạn duy trì lượng đường trong máu.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), phụ nữ trưởng thành nên tiêu thụ 2-3 cốc rau mỗi ngày và nam giới trưởng thành nên tiêu thụ 3-4 cốc. Khoảng 2-3 cốc nước ép cà chua có thể đáp ứng lượng rau được khuyến nghị.

Trà đen

Chất chống oxy hóa trong trà đen có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách điều chỉnh lượng đường trong máu và ngăn ngừa tình trạng viêm. Một nghiên cứu cho thấy uống hơn 1 cốc trà đen mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới 14%.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng theaflavin (hợp chất thực vật chống oxy hóa trong trà đen) làm giảm tác dụng của các gốc tự do. Các gốc tự do là các phân tử không ổn định có thể dẫn đến tổn thương tế bào.

Chất chống oxy hóa trong trà có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách điều chỉnh lượng đường trong máu

Chất chống oxy hóa trong trà có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách điều chỉnh lượng đường trong máu

Những cách khác để hạ đường huyết

Hoạt động thể chất thường xuyên: Giúp cải thiện quá trình điều hòa lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Các nhà chăm sóc sức khỏe khuyến nghị nên hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Ăn thực phẩm nguyên chất: Có chế độ ăn cân bằng với các loại thực phẩm nguyên chất như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein và sữa để giúp kiểm soát và hạ lượng đường trong máu.

Uống vitamin D: Nếu bạn bị tiểu đường, thực phẩm bổ sung vitamin D có thể giúp hạ lượng đường trong máu khi đói.

Kiểm soát mức độ căng thẳng: Căng thẳng có thể khiến lượng đường trong máu của bạn dao động. Bạn có thể kiểm soát căng thẳng bằng cách tham gia các hoạt động thư giãn như thiền.

Hạn chế đồ uống và thực phẩm có đường: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có hàm lượng đường cao, chẳng hạn như bánh quy, ngũ cốc và soda.

Theo Như Ý Đỗ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...