Chuyên gia chỉ cách uống cà phê tốt cho sức khỏe

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Uống cà phê mỗi ngày mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe nhưng có một cách uống có thể tốt hơn!

Cà phê là thức uống phổ biến được nhiều người yêu thích. Một số người thích tùy chỉnh cà phê theo khẩu vị và sở thích của mình để thỏa mãn vị giác.

Một số người thích thêm đường vào cà phê để cân bằng vị đắng, một số khác lại thích uống cà phê với sữa đặc có đường.

Tuy nhiên, những người rất quan tâm đến sức khỏe lại chọn cách khác: Cố gắng tránh thêm đường hoặc sữa đặc có đường vào cà phê, theo trang tin Health Shots.

Uống cà phê tốt, nhưng tốt nhất là cà phê đen không đường

Uống cà phê tốt, nhưng tốt nhất là cà phê đen không đường

Mặc dù thêm đường hay sữa là sở thích cá nhân, nhưng bạn nên tránh những tác dụng phụ có hại của đường đối với sức khỏe.

Người yêu thích cà phê phải biết những lợi ích sức khỏe của cà phê đen không đường.

Sau đây, chuyên gia giải thích lý do tại sao cà phê đen không đường lại tốt nhất cho sức khỏe.

Tại sao nên tránh thêm sữa đặc hoặc đường vào cà phê?

Chuyên gia dinh dưỡng Riya Desai, chuyên về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường và tim mạch, Phó giám đốc Bệnh viện Sir H.N. Reliance Foundation (Ấn Độ), giải thích: Những loại cà phê này chủ yếu chứa nhiều đường, chất tạo ngọt, kem tươi và sữa, nên có thể không phải là tốt nhất cho bạn. Uống thường xuyên có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Vì vậy, nên cố gắng tránh thêm đường hoặc ít nhất là thêm đường vừa phải để vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh thận, cũng như các vấn đề về da và khó ngủ.

Lợi ích của cà phê đen không đường

Nên cố gắng tránh thêm đường hoặc ít nhất là thêm đường vừa phải để vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe

Nên cố gắng tránh thêm đường hoặc ít nhất là thêm đường vừa phải để vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe

Sau đây là những lý do tại sao uống cà phê rất tốt, nhưng tốt nhất là cà phê đen không đường:

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Theo dữ liệu từ Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan (Mỹ), tiêu thụ cà phê giúp giảm 8% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thêm bất kỳ chất tạo ngọt nào cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu, nhưng cà phê nguyên chất thì không. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường có thể uống cà phê không đường nhưng ở mức độ vừa phải sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, vì một số nghiên cứu cho thấy caffein có thể làm giảm độ nhạy insulin.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Ochsner Journal cho thấy uống cà phê có thể tốt cho tim. Tuy nhiên, caffein chỉ có tác dụng nếu dùng mà không có đường.

Kiểm soát huyết áp. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, uống cà phê có thể làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, các tác giả khuyên nên uống vừa phải vì uống quá nhiều cũng có thể làm tăng mức huyết áp, theo Health Shots.

Không chỉ cà phê, mà tránh đường nói chung cũng có thể hữu ích vì nó không tốt cho sức khỏe. Loại bỏ đường có thể mang lại lợi ích theo nhiều cách, góp phần cải thiện sức khỏe.

Giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ. Đây là vấn đề đang gây lo ngại ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ. Caffein cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh gan khác.

Quá trình tiêu hóa caffein dẫn đến sản xuất chất paraxanthine, chất này ức chế sự hình thành mô sẹo, từ đó ngăn ngừa xơ gan. Điều này có thể có lợi trong cuộc chiến chống lại viêm gan C, xơ gan, gan nhiễm mỡ và ung thư gan, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Pharmacology.

Ngoài ra, uống cà phê đen không đường còn cải thiện trí nhớ, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa sâu răng, theo Health Shots.

Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...