Hội thảo phổ biến kiến thức về sản xuất gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 22-4, tại TP. Pleiku, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo phổ biến kiến thức về sản xuất theo tiêu chuẩn gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.T
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.T

Tham dự có khoảng 150 đại biểu là lãnh đạo các phòng chuyên môn về lĩnh vực nông nghiệp của các địa phương, hợp tác xã, hộ sản xuất tiêu biểu.

Toàn tỉnh hiện có hơn 837.000 ha đất sản xuất nông nghiệp phù hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn trái… Tuy nhiên, đến nay chỉ có gần 256.000 ha cây trồng các loại sản xuất theo tiêu chuẩn, trong đó 60.000 ha được cấp chứng nhận đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainforest Alliance, FLO (chiếm 43,1% trên tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh). Chăn nuôi là một trong những thế mạnh với các dự án có quy mô lớn đã và đang được triển khai, trong đó có 11 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, 1 cơ sở được chứng nhận GlobalGAP. Vì vậy, việc đẩy mạnh triển khai sản xuất theo tiêu chuẩn gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm là vấn đề vô cùng cần thiết nhằm gia tăng giá trị cho cây trồng, vật nuôi đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ trong thời gian tới.

Tại hội thảo, các đại biểu được truyền đạt các nội dung tập trung vào việc thực hiện quy trình chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững Rainforest Alliance, 4C; các tiêu chuẩn áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; mục đích, lợi ích khi được chứng nhận… Hội thảo nhằm phổ biến kiến thức sản xuất theo tiêu chuẩn gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông-lâm-thủy sản để tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế, tập trung đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản và sản phẩm OCOP của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc
Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

(GLO)- Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thị trấn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.

Cây mía tìm lại vị thế

Cây mía tìm lại vị thế

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, bà con nông dân rất phấn khởi khi giá mía tăng cao so với những năm trước. Đây là tín hiệu lạc quan để cây mía tìm lại vị thế cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai trong những năm tới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai họp trực tuyến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thi hành một số luật mới

(GLO)- Chiều 21-8, UBND tổ chức họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và các nghị định, thông tư liên quan thuộc thẩm quyền của địa phương và các khó khăn vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai.
Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

(GLO)- Số lượng đàn chó, mèo nuôi lớn, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại còn thấp, ý thức người dân trong phòng bệnh còn hạn chế dẫn đến nhiều nỗi lo trong công tác phòng-chống bệnh dại ở trên địa bàn tỉnh.