Dân làng Bla Trek mong muốn kênh mương được kiên cố hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Tuyến kênh mương bằng đất dẫn nước từ suối Đak Klan về khu sản xuất hơn 55 ha của làng Bla Trek (xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) thường xuyên bị sạt lở khiến nhiều diện tích bị khô hạn, năng suất thấp. Người dân nơi đây mong mỏi sớm được đầu tư kiên cố hóa kênh mương nội đồng để ổn định sản xuất.

Làng Bla Trek có 214 hộ với 1.070 khẩu, bà con chủ yếu canh tác lúa và cà phê. Làng có 55 ha lúa và 150 ha cà phê. Từ trước đến nay, nguồn nước phục vụ sản xuất của người dân đều lấy từ suối Đak Klan. Các tuyến kênh mương dẫn nước từ suối vào ruộng chưa được xây dựng kiên cố nên vào mùa mưa thường xuyên bị sạt lở, bùn đất chảy tràn vào ruộng; còn mùa nắng thì nhiều diện tích bị khô hạn vì nước tưới bị hao hụt, thẩm thấu vào kênh đất.

Ông Mâm-Trưởng thôn Bla Trek-cho biết: "Hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hóa, dòng chảy bị ảnh hưởng nên thường xảy ra tình trạng sạt lở vào mùa mưa và thiếu nước tưới vào mùa khô. Làng thường xuyên huy động người dân nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy nhưng chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu không có nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước để kiên cố hóa kênh mương nội đồng thì việc sản xuất của người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.

Hệ thống kênh mương nội đồng của làng Bla Trek (xã Kdang) ngày càng xuống cấp. Ảnh: H.P

Hệ thống kênh mương nội đồng của làng Bla Trek (xã Kdang) ngày càng xuống cấp. Ảnh: H.P

Dẫn chúng tôi đi dọc tuyến kênh mương nội đồng tại cánh đồng Bla Trek, ông Angoi cho hay: “Kênh mương ở đây đắp bằng đất nên chỉ sau một thời gian là cỏ mọc um tùm. Đoạn đầu nguồn nước chảy mạnh dễ gây sạt lở bờ mương, càng về cuối nguồn nước càng yếu. Tôi phải thường xuyên be bờ, khơi thông dòng chảy thì mới có nước về tới ruộng. Chúng tôi mong Nhà nước sớm hỗ trợ kinh phí kiên cố hóa kênh mương để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất”.

Tương tự, gia đình ông Rôt có 3 sào lúa cách nhánh suối Đak Klan khoảng 400 m nên thường xuyên thiếu nước tưới. Ông Rôt nói: "Do không chủ động được nguồn nước tưới nên năng suất lúa đạt rất thấp. Bà con chúng tôi rất mong Nhà nước sớm quan tâm đầu tư kinh phí kiên cố hóa hệ thống kênh mương".

Ông Rôt (làng Bla Trek) khơi thông dòng chảy để dẫn nước vào ruộng. Ảnh: H.P

Ông Rôt (làng Bla Trek) khơi thông dòng chảy để dẫn nước vào ruộng. Ảnh: H.P

Đề cập vấn đề này, ông Đan-Chủ tịch UBND xã Kdang-thừa nhận: “Cử tri nhiều lần kiến nghị Nhà nước sớm quan tâm bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính quyền xã cũng đã có đề xuất các cấp về vấn đề này”.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa-cho biết: “Phòng đã tiến hành kiểm tra, khảo sát thực tế và đề xuất kiên cố hóa kênh mương dẫn nước về cánh đồng Bla Trek trong danh mục đầu tư công giai đoạn 2021-2025 từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất lúa nước theo Nghị định số 62/NĐ-CP của Chính phủ. Đồng thời, đề nghị UBND xã Kdang rà soát thực trạng các tuyến kênh mương nội đồng cần kiên cố hóa bằng bê tông; tổ chức vận động người dân chủ động gia cố, khơi thông dòng chảy để đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất. Hàng năm, xã chủ động xây dựng kế hoạch, đăng ký về Phòng Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, tham mưu UBND huyện đăng ký nhu cầu với UBND tỉnh để được phân bổ kinh phí thực hiện theo Nghị quyết số 280/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư chương trình kiên cố hóa hạ tầng giao thông và kênh mương trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025”.

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc
Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

(GLO)- Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thị trấn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.

Cây mía tìm lại vị thế

Cây mía tìm lại vị thế

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, bà con nông dân rất phấn khởi khi giá mía tăng cao so với những năm trước. Đây là tín hiệu lạc quan để cây mía tìm lại vị thế cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai trong những năm tới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai họp trực tuyến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thi hành một số luật mới

(GLO)- Chiều 21-8, UBND tổ chức họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và các nghị định, thông tư liên quan thuộc thẩm quyền của địa phương và các khó khăn vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai.
Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

(GLO)- Số lượng đàn chó, mèo nuôi lớn, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại còn thấp, ý thức người dân trong phòng bệnh còn hạn chế dẫn đến nhiều nỗi lo trong công tác phòng-chống bệnh dại ở trên địa bàn tỉnh.