Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Công tác tuyên truyền miệng là hoạt động quan trọng để tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hoạt động này có nhiều ưu thế bởi đáp ứng nhanh chóng, kịp thời yêu cầu thông tin về những vấn đề “nóng”, nhạy cảm đang được dư luận quan tâm. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, thời gian qua, cấp ủy các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên từ tỉnh đến cơ sở.

Chú trọng củng cố, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên

Trong những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản về công tác tuyên truyền miệng và tổ chức, hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng, trong đó quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu của báo cáo viên các cấp. Do đó, công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên của Đảng bộ tỉnh đã có bước phát triển rõ nét. Lực lượng làm công tác tuyên truyền miệng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng theo hướng tinh gọn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật trong công tác, có khả năng truyền đạt, có uy tín trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền của địa phương.

Hiện nay, đội ngũ báo cáo viên của tỉnh được xây dựng thành 3 cấp từ tỉnh, huyện đến xã. Toàn tỉnh có 5 báo cáo viên Trung ương, 44 báo cáo viên Tỉnh ủy, 443 báo cáo viên cấp huyện. Ngoài lực lượng này, thực hiện Quy chế hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 973-QĐ/BTGTW ngày 15-12-2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã ban hành Hướng dẫn số 78-HD/BTGTU ngày 16-11-2022 về việc củng cố, kiện toàn và xây dựng quy chế hoạt động tuyên truyền viên nòng cốt của cấp ủy cơ sở Đảng.

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tuyên truyền viên nòng cốt của cấp ủy cơ sở Đảng năm 2023. Ảnh: H.L

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tuyên truyền viên nòng cốt của cấp ủy cơ sở Đảng năm 2023. Ảnh: H.L

Trong đó, quy định các Đảng bộ xã, phường, thị trấn đều đảm bảo có 3 tuyên truyền viên là cán bộ, công chức cấp xã; mỗi chi bộ thôn, làng, tổ dân phố có từ 1 đến 3 tuyên truyền viên; các chi bộ công an, quân sự, trường học, doanh nghiệp, cơ quan khác đều có 1 tuyên truyền viên; các Đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở thuộc loại hình cơ quan Đảng, hành chính nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp đều có từ 1 đến 5 tuyên truyền viên. Trên cơ sở đó, các ban tuyên giáo cấp huyện đã xây dựng, công nhận 4.710 tuyên truyền viên cơ sở. Lực lượng tuyên truyền viên cơ sở là những người có kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu phong tục tập quán địa phương, trực tiếp phụ trách công tác tuyên giáo xã, phường, thị trấn, cán bộ y tế, già làng, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, giáo viên đã về hưu, cựu chiến binh, người có uy tín trong cộng đồng… Đây đều là những người có năng lực, kinh nghiệm và hoạt động xã hội nhiệt tình, tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền miệng ở địa phương.

Đội ngũ báo cáo viên các cấp đã tích cực hoạt động bằng nhiều hình thức như nói chuyện thời sự, báo cáo chuyên đề, báo cáo nghị quyết cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; chú trọng hướng mạnh về cơ sở, hòa mình vào các phong trào, kịp thời tuyên truyền định hướng, nắm bắt thông tin, diễn biến tư tưởng của các tầng lớp nhân dân, từ đó trực tiếp hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ có hiệu quả những vấn đề tư tưởng nảy sinh. Nội dung, hình thức tuyên truyền đã bám sát thực tiễn, chuyển tải kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị; kịp thời thông tin định hướng dư luận xã hội trước các vấn đề, sự kiện nổi bật.

Lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên còn tập trung tuyên truyền vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn và các luận điệu tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch; tham gia xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào hành động cách mạng, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới và việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; cổ vũ và nhân rộng các phong trào thi đua, biểu dương gương người tốt, việt tốt, các mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân…

Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời

Trước sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay, công tác tuyên truyền miệng vẫn giữ nguyên tầm quan trọng trong hoạt động tuyên truyền. Hoạt động tuyên truyền miệng còn cần phải được coi trọng hơn nữa bởi có thể thực hiện được ở mọi nơi, mọi lúc, đưa thông tin đến người dân trong mọi hoàn cảnh, điều kiện mà không bị phụ thuộc vào công cụ, không gian và thời gian. Đặc biệt, đây là phương thức tuyên truyền phù hợp với các cuộc họp, các cuộc vận động người dân tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa khi mà báo cáo viên, tuyên truyền viên phải tuyên truyền, vận động bằng 2 thứ tiếng Kinh-Bahnar hoặc Kinh-Jrai.

Việc cung cấp thông tin và tổ chức hội nghị báo cáo viên được tỉnh quan tâm. Hội nghị báo cáo viên toàn tỉnh được tổ chức định kỳ hàng tháng bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã; tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thông tin chuyên đề về biển đảo, tình hình an ninh chính trị, kinh tế trong nước và thế giới, các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục… kịp thời cung cấp nhiều thông tin có chất lượng, mang tính hệ thống, tính định hướng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.

Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và Đảng ủy trực thuộc tổ chức thường xuyên và định kỳ hội nghị báo cáo viên hàng quý; một số đơn vị tổ chức 2 tháng/lần, có đơn vị duy trì 1 tháng/lần; một số huyện, xã đã mời các báo cáo viên Tỉnh ủy thông tin thời sự về những vấn đề “nóng” mà người dân quan tâm để kịp thời nắm bắt và định hướng dư luận xã hội. Song song với đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo, nghiệp vụ tuyên truyền viên nòng cốt của cấp ủy cơ sở Đảng cho trên 90% cán bộ tuyên giáo cấp huyện, xã và lực lượng tuyên truyền viên cơ sở; phối hợp với các huyện ủy, thị ủy, thành ủy mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên truyền miệng cho đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở.

Đồng thời, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 103-HD/BTGTU ngày 31-7-2023 về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền viên nòng cốt của cấp ủy cơ sở Đảng để hướng dẫn các huyện ủy, thị ủy, thành ủy chủ động trong việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền miệng cho đối tượng lực lượng tuyên truyền viên cơ sở.

Hàng năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã xuất bản 66.000 bản tin Thông tin sinh hoạt chi bộ và 38.400 bản tin Thông tin Tuyên giáo Gia Lai cấp phát đến các chi bộ và thôn, làng, tổ dân phố. Ban tuyên giáo các huyện ủy, thị ủy, thành ủy đã chủ động biên soạn tài liệu thông tin nội bộ, tài liệu tuyên truyền phát động quần chúng… phục vụ cho báo cáo viên và các tổ chức cơ sở Đảng trên địa bàn.

Ngoài ra, các đội công tác tăng cường cơ sở cũng đã góp phần chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cung cấp có hệ thống, có chiều sâu các thông tin thời sự, thông tin chuyên đề về những vấn đề nổi bật của tình hình thế giới, khu vực, trong nước và trên địa bàn tỉnh, huyện, góp phần định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và người dân.

Nội dung thông tin ngày càng đa dạng và phong phú; kịp thời cung cấp nhiều thông tin có chất lượng, mang tính hệ thống, tính định hướng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về những vấn đề thời sự quan trọng trong tỉnh, trong nước và thế giới. Nhiều báo cáo viên có kinh nghiệm, nghiên cứu sâu và có liên hệ với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị, kết hợp với đổi mới phương pháp tuyên truyền đã góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền trong tình hình mới. Tại các kỳ hội nghị báo cáo viên ở tỉnh và một số huyện đã gắn với giao ban công tác tư tưởng để nắm bắt thông tin hai chiều.

Để tiếp tục nâng cao nhận thức chính trị, thống nhất tư tưởng, tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và các quan điểm sai trái, lệch lạc, phản động; nắm bắt, phản ánh kịp thời tư tưởng, nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng chính đáng của người dân với Đảng, Nhà nước đòi hỏi cấp ủy các cấp phải tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Bên cạnh đó, thực hiện tốt phương châm “Cả hệ thống chính trị làm công tác tư tưởng, mỗi cán bộ, đảng viên là một tuyên truyền viên, trong đó lực lượng báo cáo viên là nòng cốt”, thể hiện vai trò đi trước, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần đưa thông tin định hướng của Đảng đến với các tầng lớp nhân dân, giữ vững niềm tin của người dân vào sự nghiệp cách mạng, vào sự lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu của công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.

Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.

Bí thư Chi bộ thôn 6 Lê Viết Bích Huệ (bìa trái) trao đổi công tác tổ chức đại hội chi bộ điểm với Bí thư Đảng ủy xã Ia Blang Hà Đình Thủy. Ảnh: P.D

Đảng bộ xã Ia Blang tích cực chuẩn bị đại hội điểm

(GLO)- Đảng bộ xã Ia Blang được Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Sê (tỉnh Gia Lai) chọn tổ chức đại hội điểm nhiệm kỳ 2025-2030 để rút kinh nghiệm trước khi chỉ đạo chung ra diện rộng. Ý thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, Đảng ủy xã đã khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội.