Trải nghiệm cùng gốm tại phố núi Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ra mắt vào đầu tháng 9-2023, tiệm gốm Bàn Xoay (33A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã mở ra một không gian trải nghiệm lý thú cho các bạn trẻ, đặc biệt là các em nhỏ khi được tự tay hoàn thiện tác phẩm mang dấu ấn cá nhân.

Vào các ngày từ thứ ba đến chủ nhật hàng tuần, tiệm gốm đều đặn mở cửa đón những ai muốn tìm hiểu về môn nghệ thuật trên với sự hướng dẫn của nghệ nhân đến từ vùng gốm nức tiếng Biên Hòa-Đồng Nai. Đây là trải nghiệm hết sức mới lạ bởi gốm không phải là nghề truyền thống của cư dân vùng đất này.

Phần hướng dẫn làm sản phẩm trên bàn xoay của nghệ nhân gốm Nguyễn Trọng Tuấn khiến nhiều người thích thú. Ảnh: Lam Nguyên

Phần hướng dẫn làm sản phẩm trên bàn xoay của nghệ nhân gốm Nguyễn Trọng Tuấn khiến nhiều người thích thú. Ảnh: Lam Nguyên

Đến với không gian giản dị, xanh mát của tiệm gốm, từ những khối đất sét sẵn có, khách được chứng kiến quá trình làm ra một sản phẩm, được hướng dẫn tỉ mỉ về cách thức nặn gốm thủ công hoặc chế tác bằng bàn xoay. Dựa vào sự khéo léo của đôi tay, khách có thể tự làm ra 1 chiếc ly, đĩa, chén, bình cắm hoa… đủ mọi kích cỡ, kiểu dáng tùy vào ý tưởng riêng.

Sau khi sản phẩm được hong khô, khách tiếp tục trang trí bằng màu vẽ. Thêm một lần nữa, sự sáng tạo của cá nhân được in dấu lên sản phẩm. Có người chủ yếu trang trí bằng cách khắc, vẽ họa tiết, hoa văn là các hình khối, hoa lá, đường diềm; có người nắn nót viết tên mình. Khâu cuối cùng là ký gửi sản phẩm ở tiệm, chờ khoảng 1 tuần thì quay lại để vui mừng nhận “đứa con tinh thần” hoàn thiện sau khi nung qua lửa.

Với đôi bàn tay điêu luyện khi tạo tác sản phẩm trên chiếc bàn xoay đặc thù, nghệ nhân gốm Nguyễn Trọng Tuấn đến từ Đồng Nai đã thu hút những ánh nhìn đầy ngưỡng mộ, háo hức của các em nhỏ. Qua từng vòng xoay, chỉ cần một động tác tay thay đổi, sản phẩm đã biến đổi đầy dụng công để rồi hoàn thiện với đủ kiểu dáng bắt mắt.

Vừa “chơi” với đất sét, nghệ nhân Nguyễn Trọng Tuấn vừa nêu nhận xét: “Cách nhìn, cách thể hiện ý tưởng của các em thiếu nhi khi đến đây rất sáng tạo. Tôi nghĩ rằng nghệ thuật gốm sẽ ngày càng phát triển và thu hút nhiều hơn nữa những ai thực sự yêu nó”.

Sản phẩm gốm sau nung đầy nét ngộ nghĩnh trẻ thơ của các em nhỏ. Ảnh: Lam Nguyên

Sản phẩm gốm sau nung đầy nét ngộ nghĩnh trẻ thơ của các em nhỏ. Ảnh: Lam Nguyên

Dù mới mở chưa lâu nhưng với không gian sáng tạo độc đáo, tiệm gốm Bàn Xoay đã thu hút khá nhiều người tìm đến trải nghiệm. Có ngày tiệm đón hàng chục khách đủ lứa tuổi. Nhân ngày cuối tuần, chị Võ Thị Phượng (92/3 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đưa con gái đến đây tìm hiểu nghệ thuật làm gốm. Bị thu hút bởi sự lý thú mới lạ, chị chú tâm cùng con chọn màu, tô vẽ sao cho sản phẩm thật đẹp mắt.

“Mình muốn bé được trải nghiệm sáng tạo thủ công với đôi tay, vì qua đôi tay sẽ thể hiện sự khéo léo, tinh tế, kiên trì. Chơi với gốm giúp con cảm nhận hồn quê hương, nét văn hóa của dân tộc”-chị Phượng chia sẻ.

Bạn trẻ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh-Chủ tiệm gốm-cho hay: Em tốt nghiệp Khoa Tâm lý học (Đại học Văn Hiến, TP. Hồ Chí Minh) song lại mê nghệ thuật gốm nên đã dành thời gian theo học. Chia sẻ lý do mang mô hình mới mẻ này về Gia Lai, Quỳnh kể về cảm xúc của mình khi lần đầu ngồi “nghịch” đất sét hàng giờ. “Khi làm gốm, mình tập trung vào nó hoàn toàn, không suy nghĩ về điều gì khác nữa, và nhận ra, quá trình làm gốm cũng là một cách thiền để tìm về với chính mình”-Quỳnh bày tỏ.

Bạn trẻ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh-chủ tiệm gốm Bàn Xoay (bìa phải) và khách trải nghiệm bên những sản phẩm vừa hoàn thiện. Ảnh: Lam Nguyên

Bạn trẻ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh-chủ tiệm gốm Bàn Xoay (bìa phải) và khách trải nghiệm bên những sản phẩm vừa hoàn thiện. Ảnh: Lam Nguyên

Đối với các gia đình, khi đến với tiệm gốm thì không chỉ thiết lập được sự kết nối giữa các thành viên khi cùng tham gia một hoạt động chung thú vị mà qua đó còn bồi đắp năng khiếu và óc sáng tạo của con trẻ.

Nhiều người cũng bị hấp dẫn bởi khi tìm hiểu các dòng gốm trưng bày tại đây, đặc biệt là màu men xanh đồng trổ bông hết sức đặc trưng và nổi tiếng của gốm Biên Hòa. Ngay cả việc nhìn ngắm sản phẩm ngộ nghĩnh, đôi khi là vụng về của trẻ thơ cũng mang lại nguồn năng lượng kỳ lạ, đưa mỗi người trở về với một khoảng lặng riêng mình, để thêm một lần được hồn nhiên như cây cỏ.

Có thể bạn quan tâm

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

(GLO)- Lời Tòa soạn: Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Hòa thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh về ý nghĩa cũng như hoạt động của Giáo hội nhân sự kiện này.

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Từ trong câu ca nghĩa tình

Từ trong câu ca nghĩa tình

(GLO)- Trước việc Bình Định-Gia Lai chuẩn bị về một nhà, chuẩn bị một hành trình mới của đất nước, địa phương và cá nhân, người viết chợt nhớ… chuyện xưa, “cố tình” tìm mối liên hệ với những điều nhỏ nhặt.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.