“Gỡ khó” cho farmstay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 28-9, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) tổ chức hội thảo về phát triển loại hình farmstay ở Việt Nam, thực trạng và khuyến nghị chính sách. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của các chuyên gia về du lịch nông nghiệp nông thôn, các nhà khoa học, doanh nghiệp du lịch, một số trường đại học, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành trong cả nước. Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn-Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch-chủ trì hội thảo.

Farmstay phát triển tự phát

Tại hội thảo, Tiến sĩ Lê Quang Đăng-Phó Trưởng phòng Nghiên cứu chính sách, quy hoạch và môi trường du lịch (Viện Nghiên cứu phát triển du lịch) báo cáo kết quả nghiên cứu nhiệm vụ: “Đánh giá hiện trạng phát triển loại hình farmstay ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách”. Mục tiêu của nhiệm vụ là khuyến nghị chính sách quản lý và khai thác, phát triển loại hình farmstay.

Khái niệm “farmstay” hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau và chưa được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào của Việt Nam. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất định nghĩa như sau: “Farmstay là một loại hình du lịch nông nghiệp gắn với các nông trại (trang trại), có cung cấp các dịch vụ lưu trú, nghỉ ngơi (nghỉ dưỡng), ăn uống, mua sắm các sản phẩm của nông trại và các hoạt động trải nghiệm, vui chơi giải trí cho khách du lịch tại nông trại”.

Sản phẩm nông nghiệp sạch từ Nông trại Moons coffee farm (ảnh đơn vị cung cấp).

Sản phẩm nông nghiệp sạch từ Nông trại Moons coffee farm (ảnh đơn vị cung cấp).

Theo Cục Kinh tế và PTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cả nước có khoảng 20 ngàn trang trại nông nghiệp nhưng không quá 3-5% tổng số trang trại nông nghiệp có kết hợp các hoạt động du lịch nông nghiệp nông thôn (báo cáo nhanh năm 2020). Do chưa có cơ quan nào được giao quản lý và làm đầu mối theo dõi nên hầu hết địa phương chưa thể thống kê được số lượng và tình hình hoạt động của các trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch trên địa bàn. Loại hình farmstay cũng chưa được quy định trong Luật Du lịch hay văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan đến chính sách đất đai, môi trường… Trong khi đó, việc phát triển loại hình du lịch farmstay tại các địa phương lại cần tuân thủ các quy định của pháp luật, do vậy đã gặp phải những khó khăn, rào cản nhất định.

Tiến sĩ Nguyễn Mai Hương (Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho rằng: Mô hình farmstay chuyên nghiệp còn nhiều hạn chế do chưa có khung pháp luật đất đai. Để loại hình này hoạt động hiệu quả, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hương đưa ra một số giải pháp như: Hoàn thiện chính sách đất đai. Chính sách pháp luật về đất đai cần tiếp tục nghiên cứu về phân loại đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hỗn hợp trên đất nông nghiệp; điều kiện tách thửa đất nông nghiệp theo loại hình farmstay; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với loại hình farmstay. Thống nhất cơ quan, đơn vị đầu mối thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với loại hình farmstay. Xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trong các trang trại nông nghiệp. Tăng cường đào tạo kỹ năng hoạt động du lịch cho lao động làm trong các trang trại nông nghiệp hoạt động du lịch...

Farmstay Sâm Phát (thị trấn Ia Ly, Chư Păh) nhìn từ trên cao. Ảnh đơn vị cung cấp
Farmstay Sâm Phát (thị trấn Ia Ly, Chư Păh) nhìn từ trên cao. Ảnh đơn vị cung cấp

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Xuân Việt-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La-cho biết: Hầu hết các farmstay trên địa bàn tỉnh Sơn La đều mang tính tự phát và gặp nhiều vướng mắc về vấn đề sử dụng đất đai, quản lý trật tự xây dựng. Ông Việt đề xuất: Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu thực tế farmstay ở các địa phương và tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật có liên quan tạo hành lang pháp lý cho loại hình này phát triển. Đồng thời, xem xét đề xuất bổ sung loại hình farmstay vào quy định của pháp luật về du lịch để thống nhất quản lý trên toàn quốc. Đề nghị Cục Du lịch quốc gia Việt Nam nghiên cứu, xây dựng và ban hành tiêu chí cụ thể để các địa phương có căn cứ pháp lý triển khai thực hiện công tác quản lý và hướng dẫn phát triển mô hình này tại địa phương.

Một số ý kiến tại hội thảo cũng cho biết, sai phạm trong xây dựng farmstay là tình trạng chung của nhiều địa phương. Nói tới “farm” thì chắc chắn phải liên quan đến đất nông nghiệp. Vì vậy, thay vì đập phá, dỡ bỏ thì cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật để tiệm cận với thực tế, tạo điều kiện cho người dân kinh doanh.

Phát triển farmstay ở Gia Lai

Tại Gia Lai, loại hình farmstay đang phát triển mạnh mẽ, góp phần tạo sản phẩm du lịch giàu cảm xúc với những trải nghiệm đặc thù cho du khách. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh hiện có 25 homestay, farmstay đăng ký dịch vụ kinh doanh (chưa có số thống kê riêng về loại hình farmstay và thực tế con số này còn lớn hơn). Tuy nhiên, không ít mô hình bị “điểm mặt đặt tên” do xây dựng sai phạm trên đất nông nghiệp.

Một số chủ farmstay cho biết, trong quá trình xây dựng cũng thực sự lúng túng vì không có tiêu chí hướng dẫn cụ thể cho loại hình này. Trong những cái khó thì chưa có khung pháp luật đất đai cho việc phát triển farmstay gây nhiều lúng túng nhất. Đất để xây dựng nông trại du lịch của hộ gia đình, cá nhân thường là đất sản xuất nông nghiệp hoặc đất rừng. Đây là hình thức sử dụng đất hỗn hợp trên đất nông nghiệp. Trong khi đó, pháp luật đất đai hiện hành chưa có quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với loại hình sử dụng đất hỗn hợp trên đất nông nghiệp.

Du khách trải nghiệm tại Moon's coffee Farm (ảnh đơn vị cung cấp).

Du khách trải nghiệm tại Moon's coffee Farm (ảnh đơn vị cung cấp).

Phát biểu trong cuộc họp bàn về phát triển du lịch mới đây, ông Nguyễn Chất Sâm-Chủ farmstay Sâm Phát Ia Ly (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh) đề xuất tỉnh cần có cơ chế chuyển đổi đất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi về chính sách đất đai để thu hút đầu tư. Đây cũng là điều kiện để các doanh nghiệp yên tâm xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư kinh doanh dịch vụ, du lịch, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Gia Lai xác định phát triển du lịch nông thôn là trọng tâm trong chiến lược phát triển du lịch. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân, đặc biệt là thay đổi tư duy người dân về du lịch nông thôn. Song với đó, việc ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp với mô hình kinh doanh farmstay là cần thiết để người dân và doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào loại hình mới mẻ, đầy dư địa phát triển, nhất là đối với một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp như Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Phấn đấu đến 2045, Khu du lịch Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia và khu vực

Phấn đấu đến 2045, Khu du lịch Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia và khu vực

(GLO)- Mục tiêu là xây dựng và phát triển Khu du lịch Măng Đen trở thành một trong những động lực phát triển du lịch cả nước. Phấn đấu đến năm 2045, Khu du lịch Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia và khu vực, với hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật, cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Ngắm cỏ hồng dưới tán thông xanh

Ngắm cỏ hồng dưới tán thông xanh

(GLO)- Dù không rộn ràng lễ hội, song đồi cỏ hồng Glar (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thưởng ngoạn. Sắc hồng tím của đồng cỏ mênh mông lẫn vào màu xanh mướt của rừng thông tạo nên khung cảnh lãng mạn, nên thơ.
Thực hành xanh trong dịch vụ lưu trú: Lợi ích nhân đôi

Thực hành xanh trong dịch vụ lưu trú: Lợi ích nhân đôi

(GLO)- Thực hành xanh (Going Green) đã trở thành xu hướng nổi bật của ngành lưu trú và khách sạn trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), nhiều khách sạn, homestay thực hành xanh bằng việc tiết kiệm năng lượng, nguồn nước và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.

Khi người dân là đại sứ du lịch

Khi người dân là đại sứ du lịch

(GLO)- Những ngày cuối năm, bầu trời cao vợi và xanh thăm thẳm. Và hơn ai hết, mỗi người con Gia Lai, dù đang sống ở đâu cũng mong muốn quay về. Và từ trang cá nhân của những người bạn tôi đang sinh sống ở Gia Lai, tôi hiểu, họ đang trở thành đại sứ du lịch của mảnh đất mình đang sống.
Dự báo về một miền du lịch hấp dẫn

Dự báo về một miền du lịch hấp dẫn

(GLO)- Cao nguyên mùa khô, hầu như đi đâu cũng gặp sắc vàng của dã quỳ. Lòng lại chợt nhớ đến đôi câu của một người bạn ở phố biển Quy Nhơn trong một lần đến Pleiku rồi có chuyến thưởng ngoạn mùa hoa dã quỳ ở núi Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) mà tức cảnh sinh tình: “Sắc vàng ai nhuộm sơn khê/Nắng vàng ai trải đê mê đất trời/Mùa vui gió hát rong chơi/Bướm vàng ai thả lả lơi bên đồi”.
Cơ hội cho ngành “công nghiệp không khói”

Cơ hội cho ngành “công nghiệp không khói”

(GLO)- Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023 đã khép lại với nhiều hoạt động ấn tượng, đặc sắc, thu hút trên 165 ngàn lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm. Thành công này không chỉ đến từ con số mà từ sự “chuyển động” đầy lạc quan ở chính người làm du lịch và du khách khi đến với các hoạt động trong chuỗi sự kiện đặc sắc này.
Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô: Nâng tầm “thương hiệu” du lịch

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô: Nâng tầm “thương hiệu” du lịch

(GLO)- Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng năm 2023 do UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã bế mạc vào sáng 18-11. Qua 4 lần tổ chức, đây là lần đầu tiên chiếc cúp A Sanh được trao cho đội vô địch hội đua thuyền, như một cách xác nhận “thương hiệu” du lịch cho sự kiện đã trở thành điểm nhấn đặc sắc của huyện vùng biên.