Trọn đời với nghề dệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bước qua tuổi 66, dù đôi mắt hơi yếu, nhưng đôi tay bà Y Két (dân tộc Giẻ Triêng, thôn Đăk Si, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) vẫn thoăn thoắt, nhanh nhẹn mỗi khi ngồi vào khung cửi. Với bà, việc dệt thổ cẩm như là cách để bà bầu bạn, thể hiện tấm lòng, sẻ chia mọi vui buồn trong cuộc sống.

Với mong muốn giữ gìn và khôi phục nghề dệt, bà Y Két thường cho chị em trong làng mượn khung cửi để dệt thổ cẩm. Sau một thời gian bộ khung cửi của bà Y Két được truyền tay cho nhiều chị trong làng mượn dệt, đến hôm nay, bà mới được gặp lại “người bạn” của mình. Nhớ nghề, từ sáng sớm, bà Y Két đã vào góc phòng, lục lọi trong chiếc rương gỗ cất những đồ vật quý giá, quan trọng của gia đình để xem số chỉ dệt còn có những màu nào.

Bà Y Két là 1 trong 68 người duy trì nghề dệt trên địa bàn xã Đăk Dục. Ảnh: V.T

Bà Y Két là 1 trong 68 người duy trì nghề dệt trên địa bàn xã Đăk Dục. Ảnh: V.T

Thấy thiếu vài số chỉ màu quan trọng, bà vội vàng sang nhà hàng xóm mượn dùng, rồi vài hôm sau có dịp ra chợ mua gửi lại. Khi đủ số chỉ, cũng là lúc bà có thể tự tin ngồi vào khung dệt để trải lòng mình với từng sản phẩm thổ cẩm.

Bà Y Két kể: Khung dệt này có tuổi đời còn lớn hơn tuổi tôi, bởi nó là tài sản mà mẹ tôi để lại. Ngày còn sống, khung dệt này gắn bó với mẹ hằng ngày. Qua khung dệt này, mẹ tôi dệt nên những tấm khăn, chiếc túi, chiếc váy cho các thành viên trong gia đình sinh hoạt hay diện trong các lễ hội của làng.

Ngày trước, không riêng gia đình bà Y Két, cộng đồng người Giẻ Triêng ngày ấy, nhà nào cũng có phụ nữ biết dệt. Dệt với họ như công việc thường ngày, là niềm vui, là một phần của cuộc sống.

Từ sáng sớm, khi đàn ông Giẻ Triêng đùm nắm cơm, cất con dao vào trong chiếc gùi do chính họ đan lát để đi rẫy, thì phụ nữ Giẻ Triêng lại quây quần bên khung cửi, họ vui vẻ kể chuyện, say sưa dệt nên những bộ trang phục truyền thống.

Bà Y Két khoe những sản phẩm thổ cẩm do chính tay bà dệt. Ảnh: VT

Bà Y Két khoe những sản phẩm thổ cẩm do chính tay bà dệt. Ảnh: VT

Có những ngày, khi sợi bông không còn đủ dệt, những người bà, người mẹ dẫn theo những đứa con, cháu gái của họ vào rừng sâu tìm rễ cây, vỏ cây để về kéo sợi, nhuộm màu. Theo cùng mẹ vượt nhiều triền núi hiểm trở tìm vỏ cây, rễ cây về kéo sợi hay được nghe mẹ chỉ dạy cách dệt, cô bé Y Két yêu nghề dệt, rồi sớm gắn bó với nghề dệt từ đó.

Bà còn nhớ khi mới trực tiếp ngồi dệt, được mẹ chỉ dạy tường tận, bà hạnh phúc vô cùng. Bởi theo quan niệm của người Giẻ Triêng ngày đó, một người phụ nữ giỏi giang, nết na thường được đánh giá qua các sản phẩm dệt, và phải biết dệt mới dễ “bắt” được chồng. Phụ nữ dệt càng khéo sẽ được nhiều đàn ông trong làng để mắt đến. Nên sau này, khi trở thành cô thiếu nữ, trong những ngày vui của làng, bà Y Két thường diện những chiếc váy do chính tay mình dày công dệt nên.

Và một chàng trai khỏe mạnh, đan lát giỏi- đã “phải lòng”, cùng bà xây dựng tổ ấm đến tận bây giờ. Bà Y Két nhớ lại, năm 1993, gia đình bà cùng nhiều hộ khác di cư tự do từ Lào sang Việt Nam sinh sống, ngoài một số giấy tờ tùy thân, dụng cụ lao động, bà Y Két còn đèo thêm bộ khung dệt cùng những tấm thổ cẩm mà mẹ bà để lại.

“Nó cồng kềnh thật, nhưng với tôi, nó là món quà vô giá, là “người bạn” mang giá trị tinh thần lớn của gia đình. Gia đình tôi đi đến đâu, khung cửi đều đi cùng đến đấy, để những lúc nông nhàn, tôi lại có thể mang ra dệt cho đỡ buồn” – bà Y Két thổ lộ.

Được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, tạo điều kiện, các hộ được nhập quốc tịch, được nhận hỗ trợ từ các chế độ, chính sách, nhanh chóng vươn mình, làm giàu trên vùng đất mới. Bà con chăm chỉ làm việc, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời duy trì nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc Giẻ Triêng, trong đó có nghề dệt.

Tấm dồ đôi được bà Y Két cần mẫn dệt hơn 1 tháng. Ảnh: V.T

Tấm dồ đôi được bà Y Két cần mẫn dệt hơn 1 tháng. Ảnh: V.T

Bà Y Két tâm sự: Đời sống ngày càng phát triển, nhưng tôi vẫn không quên nhiệm vụ giữ gìn văn hóa dân tộc. Điều khiến tôi thấy buồn là sợi bông đã khan hiếm, không còn nguyên liệu dệt truyền thống nên phải sử dụng sợi chỉ được nhuộm màu sẵn.

Dùng sợi chỉ có sẵn, phụ nữ Giẻ Triêng thường nhớ những lúc khó khăn mà mình trải qua để có được tấm thổ cẩm như lúc xưa, họ nhớ đến lúc lẽo đẽo theo chân các bà, các mẹ vào rừng hái bông, tìm vỏ cây, rễ cây làm sợi, làm màu, rồi ngày đêm ngồi bên khung cửi để dệt váy, túi cho con mình đến trường.

Và hiện tại, mặc dù cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, những người mẹ, người bà Giẻ Triêng vẫn còn cần mẫn, miệt mài bên khung cửi, dệt cho con, cho cháu mình những chiếc váy, chiếc túi, hay những tấm dồ đôi cho con gái mang về nhà chồng.

Để chứng thực, bà Y Két vào trong chiếc rương gỗ, lấy ra một tấm dồ đôi mới hoàn thiện từ nhiều tháng trước, cùng lỉnh kỉnh nhiều “báu vật” thổ cẩm mà mẹ bà để lại. Phụ bà trải tấm dồ đôi, tôi ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của nó.

Bà Y Két kể: Để dệt được tấm dồ đôi này, một mình bà phải mất hơn một tháng trời, ngày đêm miệt mài, mới có thể hoàn thiện. Khi những đứa con gái đi lấy chồng, tấm dồ đôi cùng ít đồ thổ cẩm là của hồi môn mà tôi sẽ cho chúng nó. Cuộc sống ngày càng hiện đại, đầy đủ, nhiều thiếu nữ trong làng không muốn học dệt. Nhưng tôi dạy các con, dệt là giữ gìn văn hoá, là giữ hồn cốt của dân tộc Giẻ Triêng, nên chúng chịu học và đều biết dệt trước khi về nhà chồng.

Cất gọn tấm dồ đôi, cùng những món đồ thổ cẩm, bà Y Két quay lại khung cửi, tiếp tục dàn sợi. Và cứ thế, tiếng lách cách của thoi dệt tiếp tục đập vào khung gỗ thô sơ, người phụ nữ Giẻ Triêng kia lại miệt mài, tạo ra những tấm thổ cẩm đầy sắc màu trong niềm hân hoan, ngưỡng mộ của những người trẻ trong làng mỗi khi đến xem.

Ông Bloong Hâm – Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Dục cho biết: Bà Y Két là 1 trong 68 người vẫn còn duy trì nghề dệt trên địa bàn. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã tuyên truyền người dân giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hoá dân tộc; phối hợp với các gia đình, nghệ nhân trong xã vận động các thế hệ trẻ tham gia các lớp truyền dạy văn hoá, học hỏi làm nhạc cụ, nghề truyền thống từ ông bà, cha mẹ. Từ đó giúp văn hóa dân tộc Giẻ Triêng tiếp tục được duy trì và phát huy trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.