(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.
(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.
Áo dài cách tân vừa trẻ trung, duyên dáng vừa mang nét đẹp riêng biệt khó lẫn. Trong kỳ nghỉ dài cuối tháng 4 hay cho bộ ảnh 'bắt trend' mùa lễ hội trọng đại năm nay, nàng có thể chọn cho mình những thiết kế áo dài trẻ trung dưới đây.
(GLO)- Tranh thủ những ngày cuối tuần và thời tiết đẹp, giới trẻ tại Gia Lai đổ xô về Công viên Diên Hồng, Chùa Minh Thành,... chụp ảnh Tết sớm để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng với sắc màu tươi tắn.
(GLO)- Bên cạnh đồng phục, học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú Đông Gia Lai còn được khuyến khích mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Thông qua đó, nhà trường mong muốn khơi dậy niềm tự hào và ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
(GLO)- Để học sinh thể hiện sự hiểu biết về văn hóa dân tộc, tổ chức Đoàn-Đội các cấp của tỉnh Gia Lai triển khai hoạt động vẽ tranh, trình diễn trang phục truyền thống…Các hoạt động góp phần khơi dậy ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Sau hơn một năm sưu tầm, phục hồi, phục dựng trang phục, trang sức, dựa trên cơ sở đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn, nghệ nhân, già làng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đã ra mắt bộ trang phục truyền thống của đồng bào 3 dân tộc chính trên địa bàn gồm: Ca Dong, Xê Đăng và M’nông.
Đan xen khéo léo giữa trang phục truyền thống của đồng bào vùng cao Tây Bắc với những phụ kiện mang hơi thở hiện đại, bộ ảnh mới nhất của Huyền Thạch đã khiến những người yêu thời trang phải “đứng ngồi không yên“.
(GLO)- Sau gần 3 năm rong ruổi khắp các buôn làng trong tỉnh, mới đây, Thạc sĩ Hoàng Thị Thanh Hương-Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác Tuyên giáo (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai) cùng các cộng sự đã hoàn tất đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và xuất bản cuốn sách “Trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số ở Gia Lai“.
(GLO)- Chiều 30-11, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh tổ chức hội nghị nghiệm thu nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn giá trị trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai“.
(GLO)- Với hơn 140 hiện vật cùng hình ảnh minh họa, phòng trưng bày sản phẩm dệt truyền thống Gia Lai tại Bảo tàng tỉnh giới thiệu một cách khái quát đặc trưng nghề dệt thổ cẩm nói chung, trang phục truyền thống của các dân tộc trong tỉnh nói riêng.
(GLO)- Sáng 18-9, tại Bảo tàng tỉnh, Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Gia Lai“.
(GLO)- Các cư dân sinh sống ở nhiều vùng trên đất nước ta sớm biết đến nghề trồng bông dệt vải. Bông vải và sợi bông là sắc màu thân quen của cuộc sống buôn làng. Màu bông vải trắng muốt như sương sớm mây chiều dệt nên bức tranh tươi đẹp của núi rừng, điểm tô cho sắc phục của từng dân tộc.
Với sự tái hiện sinh động và đa dạng văn hóa vùng miền của đồng bào các dân tộc, Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam thực sự là trung tâm văn hóa-du lịch hấp dẫn, ý nghĩa và đáng đến.
(GLO)- Thường xuất hiện trên sân khấu với chiếc áo dài nam, MC Nguyễn Hoàng Nam (tổ 3, phường Tây Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã làm nên “chất riêng“ của mình thông qua trang phục. Theo anh, chuyện ăn chuyện mặc thể hiện bản sắc văn hóa Việt.