Du khách tham quan núi lửa Chư Đang Ya và chụp ảnh tại vườn hoa tam giác mạch trước thềm lễ hội. Ảnh: Hoàng Ngọc
Ông Ánh chia sẻ: Là một người nông dân, ông luôn cảm thấy bình yên thư thái khi ngồi trong khu vườn đầy hoa trái. Vì vậy, ông muốn tái hiện lại khung cảnh ấy để du khách trải nghiệm và có những tấm hình check-in thật đẹp. Toàn bộ cỏ tranh để làm cổng vườn và nhà đều được ông cắt trên núi Chư Đang Ya.
Một nông dân khác là ông Thái Văn Nguyện (làng Kó) cũng kịp trồng vườn hoa tam giác mạch rộng 4 sào ngay trên đường lên núi lửa Chư Đang Ya để đón đầu mùa lễ hội năm nay. Ngay từ giữa tháng 10, vườn hoa đã thu hút rất đông người dân và du khách tham quan bởi vẻ đẹp cộng hưởng của hoa tam giác mạch với địa hình núi non trùng điệp. Nhìn từ trên cao, vườn hoa được kỳ công tạo hình với điểm nhấn trên cùng là hình lá cờ, phía dưới là biểu tượng Olympic với 5 vòng tròn đan cài vào nhau, dưới cùng là tạo hình chữ “VIET NAM” đầy tự hào. Mùa lễ hội năm trước, ông Nguyện cũng là người đã có sáng kiến trồng vườn hoa cánh bướm tạo hình đôi nam nữ nắm tay say đắm trong vũ điệu Samba sôi động-điệu nhảy đặc trưng của lễ hội-thu hút du khách tới chụp ảnh.
Vườn hoa tam giác mạch nhìn từ trên cao. Ảnh: NVCC
Năm nay, người nông dân này còn tính toán chu kỳ sinh trưởng, đảm bảo hoa nở vào các đợt khác nhau để phục vụ du khách từ trước, trong và sau lễ hội.
Là người đầu tiên mạo hiểm đầu tư quán cà phê ở điểm du lịch này, anh Thắng cho hay, mong muốn của anh là đặt nền móng để có thể tạo ra một “hệ sinh thái du lịch” ở đây. Anh hy vọng mùa lễ hội năm nay, tiệm cà phê sẽ có đông du khách đến tham quan, chụp ảnh. Chỉ cần mỗi du khách đăng một vài hình ảnh núi lửa Chư Đang Ya lên mạng xã hội cũng sẽ giúp lan tỏa rộng rãi vẻ đẹp của thắng cảnh với bạn bè, du khách trong và ngoài nước. Người dân ở các làng quanh chân núi thấy được hiệu quả của loại hình dịch vụ sẽ cùng nhau làm du lịch, tạo nên sự đặc sắc, hấp dẫn riêng cho điểm đến này.
(GLO)- Theo lộ trình, chậm nhất ngày 25-3, Đảng uỷ Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp và mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ra đời trong thời khắc quan trọng của lịch sử dân tộc, Đội Du kích Ba Tơ từ 28 đồng chí ban đầu đã nhanh chóng phát triển thành một lực lượng vũ trang hùng mạnh. Tám mươi năm đã trôi qua, nhưng lời thề sắt son “Hy sinh vì Tổ quốc”...
Trong những ngày tháng Ba cách đây 80 năm, tại vùng núi Ba Tơ, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi, lực lượng cách mạng huyện Ba Tơ cùng các tù chính trị đã tấn công Nha Kiểm lý, đồn Ba Tơ và giành thắng lợi, tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng...
Theo Công an Hà Nội, những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết liên quan đến đầu tư tiền ảo Pi thu hút nhiều người tham gia nhưng việc đầu tư vào tiền này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
(GLO)- Ẩm thực của người Bahnar, Jrai chế biến đơn giản, nguyên liệu thường là những thứ sẵn có trong tự nhiên. Nhưng không vì thế mà món ăn thiếu đi sự hấp dẫn, ngược lại còn rất tròn vị và tinh tế.
(GLO)- Ngay khi nghe tin bộ phim truyện điện ảnh “Lạc rừng” sẽ được bấm máy tại Gia Lai vào tháng 8-2025, công chúng nơi đây đã rất háo hức, mong chờ. Là bởi, quê hương mình, xứ sở mình sẽ xuất hiện trong những thước phim tuyệt đẹp của một dự án phim đình đám.
(GLO)- Hầu hết các già làng đều cho rằng gùi mộc mang vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, là tiền thân của những chiếc gùi hoa văn mang tính thẩm mỹ cao. Vậy nhưng, những người có thể làm ra được gùi mộc nguyên bản trong cộng đồng hiện nay khá hiếm.
(GLO)- Với đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo, kiến trúc sư Nguyễn Thị Kiên Giang (SN 1988, tổ 7, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã biến những thỏi đất sét, tấm nhựa composite thành sản phẩm trang trí nội thất, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
(GLO)- Với những nỗ lực của mình thời gian qua, anh Phan Xuân Nguyên-Giám đốc Công ty Truyền thông Sun Media GL đã chứng minh được rằng, truyền thông không chỉ có thể tạo ra những giá trị kinh tế, mà còn góp phần quảng bá nét đẹp của quê hương.
(GLO)- Đi một chiếc Dream Thái đến địa điểm đã hẹn cùng chúng tôi, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai từ xa đã nở nụ cười tươi. Xe của ông hằn dấu vết của thời gian. Nhìn chiếc xe, có thể phần nào nói lên tính cách của người đàn ông đam mê sưu tầm “đồ cổ”.
(GLO)- Một cộng đồng luôn có lý do đúng đắn cho việc cân nhắc, lựa chọn, bầu ra một “thủ lĩnh tinh thần”. Cuộc trò chuyện với 4 nữ già làng hiếm hoi của Gia Lai đã cho thấy rõ điều ấy.
(GLO)- Tọa lạc ngay tại vị trí trung tâm đắc địa của TP. Pleiku, The Maestro Đại Ngàn (số 63 – 65, đường Lý Nam Đế, phường Trà Bá)-Khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại Gia Lai được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn cho Pleiku trong hành trình hướng đến đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
(GLO)- Ngôi làng Jrai có lịch sử hình thành lâu đời giữa đô thị cao nguyên có gì để thu hút khách du lịch? Tour du lịch trải nghiệm văn hóa cộng đồng làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) vừa ra mắt đã trả lời câu hỏi đó của du khách trên hành trình khám phá nơi này.
(GLO)- Từ những ý kiến, kiến nghị của cử tri qua các buổi tiếp xúc, giám sát, khảo sát, các vị đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh đã phát huy tốt vai trò “cầu nối” gắn kết với chính quyền và Nhân dân.
(GLO)- Không những kiến nghị các cấp quan tâm đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi góp phần gỡ “nút thắt” cho sự phát triển của tỉnh, các đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai còn tăng cường vai trò giám sát nhằm đảm bảo nguồn vốn phát huy hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.
(GLO)- Từ Huế lên Gia Lai xây dựng sự nghiệp năm 2012, đến nay anh Trần Lê Vĩnh An đã có những thành công nhất định trong kinh doanh thức ăn và đồ uống. Hai cửa hàng Hani Kafe & Kitchen và Coong Chay của anh là điển hình cho sự đổi mới trong mô hình kinh doanh nơi phố núi.
(GLO)- Từ ngày 15 đến 17-11, TP. Pleiku tổ chức Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tài nguyên du lịch, ẩm thực của phố núi, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng.
(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Chư Á (TP. Pleiku) đặc biệt quan tâm đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bền vững.
(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu