Pleiku, thương mùa ký ức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư từng viết: “Thời gian đã làm cho người này không còn giống như trong nỗi nhớ của người kia”.

Vậy một thành phố thì sao, có đủ nhiệm mầu để giữ lại hết thảy những gì đã hằn sâu trong ký ức của bao người đi kẻ ở? Tôi tự hỏi lòng mình như thế mỗi khi nghe ai đó từ xa về, nói rằng Pleiku bây giờ khác quá.

Có yêu lắm thì mới nhận ra sự đổi thay trong một con người, một miền đất. Người sống trọn một đời ở Pleiku còn thấy phố xá biến chuyển từng ngày, huống hồ những người ở xa về. Dù cái “lưng lửng” của dáng hình một đô thị miền cao vẫn còn đó, không xa xôi hẻo lánh nhưng cũng chưa hẳn được gọi là chốn đô hội phồn hoa. Khoảng giữa ấy, tôi xem như là một ngóng chờ.

pleiku-thuong-mua-ky-uc-bg.jpg
Minh họa: HUYỀN TRANG

Trở lại Pleiku sau tháng ngày dài xa cách, người ta vội tìm ngay “khoảng trời lá thông” vời vợi gió, tìm con dốc một đời mắc võng giữa lòng phố thênh thênh hay phải chạy ngay đến hàng cây lối cỏ nào gợi cho họ về một sự kiện lịch sử đã từng diễn ra nơi đây.

Người ta vội nhớ những sớm phố quen ngồi đợi sương mờ, nghe giọt cà phê nhỏ xuống đếm ngày trôi. Nhưng thảng hoặc, cố tìm mà chẳng gặp. Bởi có tình yêu nên cũng có nỗi hoài niệm về một nét gì đó của thuở ban đầu khi Pleiku hãy còn phố nhỏ, lối nhỏ thoảng hương đồi vắng. Và cũng vì có tình yêu nên người ta cứ sợ Pleiku “má đỏ môi hồng” một ngày kia bị cái lễ lạt làm cho mất đi nét trữ tình riêng có.

Tôi nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc sinh thời cũng từng ước mơ cho những thành phố ông qua được đô hội hóa, đô hội hóa chứ không phải sa mạc hóa. Nghĩa là, ông canh cánh bên lòng làm sao cho phố phường được “ngày ngày thắp nến lên hai hàng, lễ lạt trên tầng lá xanh, lễ lạt trên từng nẻo đường, khắp mọi nhà và trong mỗi con tim”.

Hồ như, ngay đến những người bình thường, sống một đời lặng lẽ nhất cũng hiểu được, quê hương là nguồn cội, là gốc gác của tình yêu và thân phận mình. Chỉ là, đôi khi người ta quên mất rằng, Pleiku cũng như muôn vàn thành phố khác, không tránh được những đổi thay. Và cũng không thể nào đi qua cái thâm trầm của thời gian mà giữ cho bằng hết những gì từng là ký ức trong trí nhớ của bao người.

Có người bảo phố là triển lãm của sự sống. Mà đúng thế thật! Và hẳn đã nhận lấy cái sứ mệnh “triển lãm” ấy tự lâu nên thành phố vẫn phải đổi thay trong từng nhịp thở. Pleiku chia cho mỗi người trong chúng ta một mảnh ký ức về nó. Như muốn nói “chia cho em một đời tôi/một cay đắng/một niềm vui/một buồn”. Thành phố nào cũng được gắn cho bao thế sự. Thế nên, tôi thấy phố chật đi không phải bởi cộ xe mà vì kỷ niệm. Trong từng kỷ niệm ấy, có chúng ta. Mỗi người dự phần như một mảnh ghép nhỏ cho Pleiku thân yêu.

Thật ra, tôi chưa bao giờ thảng thốt thấy phố mình lạ lẫm. Dẫu con đường này thiếu đi một bóng cây, lối về kia vắng rồi một quán nhỏ. Thành phố hàng ngàn dân vẫn có một điều gì khẽ ấm áp và tin cẩn lấp ló đằng sau những sớm nắng chiều mưa.

Đâu đó cây cối, mặt đường, những mùa hè nho nhỏ, ô cửa trổ trên những tường vách, hai cánh khép mở thường khi… mọi thứ hình như vẫn thế. Hoặc ít nhất là trong tôi, mọi thứ gần như vẫn thế. Không phải do thơ ngây, mà chính vì Pleiku là quê hương. Đâu thể nào tách rời quê hương khỏi tuổi thơ và ký ức. Thành phố này sẽ mãi mãi thân thuộc, thế thôi.

Pleiku của chúng ta chưa bao giờ thiếu một chỗ ngồi yên lắng. Chẳng phải người từ xa về, gác lại những bộn bề trên đất khách, cốt cũng là để tìm một khoảnh khắc bình dị như thế hay sao? Tôi nghĩ, cái quý giá nhất mà một thành phố có thể cho chúng ta chính là khoảnh khắc.

Mường tượng cảnh một người vừa bước xuống sân bay, xốc lại ba lô rồi vội hít một hơi dài cái thanh sạch của khí trời, nhìn lên cái bàng bạc của màu trời phố núi cao nguyên và gọi đó là “trở về”. Chỉ cần như vậy và bằng lòng để Pleiku được hòa điệu với tháng năm trong từng thay đổi nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Ai cũng có một tuổi thơ với nhiều kỷ niệm. Tuổi thơ của chúng tôi ngày ấy ở quê cũng “đặc biệt” lắm. Đó là ngoài việc đi học, còn phải phụ giúp gia đình chăn bò, cắt cỏ, làm đồng. Tất nhiên, đó cũng là những ngày tháng vui chơi đầy ắp tiếng cười.