Phục dựng lễ cúng mừng lúa mới của người Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 27-11, UBND huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai tại thôn Ama H'Lăk (xã Chư Mố). 
Mừng lúa mới là phong tục truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai tại Ia Pa sau khi thu hoạch mùa màng nhằm tạ ơn Yàng trời, Yàng đất, Yàng nước đã ban cho dân làng mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no. Đây cũng là dịp để bà con chung vui thành quả lao động của chính mình và cầu mong thần linh tiếp tục phù hộ cho vụ mùa tiếp theo mưa thuận gió hòa. 
Nghi lễ mừng lúa mới gồm 3 phần: mời hồn lúa về kho, báo tin với tổ tiên và báo với Yàng Chư Mố. Sau khi kết thúc phần lễ, bà con dân làng quây quần bên ché rượu cần chung vui cùng gia chủ và hòa mình vào âm thanh cồng chiêng và điệu xoang uyển chuyển, nhịp nhàng.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi lễ:
1.Thiếu nữ Jrai giã, sàng gạo chuẩn bị cho lễ cúng lúa mới. Lúa đem giã để cúng tạ ơn Giàng được chọn từ đám ruộng tốt nhất, hạt mẩy, chắc đều.
Thiếu nữ Jrai giã gạo chuẩn bị cho lễ cúng lúa mới. Lúa đem giã để cúng tạ ơn Yàng được chọn từ đám ruộng tốt nhất, hạt mẩy, chắc đều.
Già làng thực hiện nghi lễ cúng. Lễ vật gồm heo, gà và rượu ghè. Người Jrai cho rằng, các vị thần linh cũng có tình cảm như con người. Vì vậy cúng thần càng nhiều lễ vật với tấm lòng thành thì sẽ nhận lại sự g
Già làng thực hiện nghi lễ cúng. Lễ vật gồm heo, gà và rượu ghè. Người Jrai cho rằng, các vị thần linh cũng có tình cảm như con người. Vì vậy, cúng thần càng nhiều lễ vật với tấm lòng thành thì sẽ nhận lại sự giúp đỡ và che chở.
3.Người phụ nữ-người chủ gia đình trong chế độ mẫu hệ của người Jrai-rót rượu mời thầy cúng cùng già làng trong nghi lễ báo tin với tổ tiên.
Người phụ nữ chủ gia đình rót rượu mời thầy cúng cùng già làng.
Già làng vừa khấn vừa mang lễ vật về kho để rước hồn lúa về chòi.
Già làng vừa khấn vừa mang lễ vật về kho để rước hồn lúa.
Khách mời cùng bà con dân làng uống rượu ghè chung vui với chủ nhà. Nhà nào đông khách coi như là niềm vinh dự, hứa hẹn vụ mùa tới bội thu.
Khách mời cùng dân làng uống rượu ghè chung vui với chủ nhà. Nhà nào đông khách coi như là niềm vinh dự, hứa hẹn vụ mùa tới bội thu.
Sau khi tổ chức xong phần lễ, phần hội bắt đầu với nhịp điệu cồng chiêng rộn ràng. Chủ, khách tay trong tay hòa mình trong điệu xoang uyển chuyển, cùng chúc nhau mùa tới lúa đầy bồ, bò đầy chuồng, cuộc sống ấm
Sau khi tổ chức xong phần lễ, phần hội bắt đầu với nhịp điệu cồng chiêng rộn ràng. Chủ và khách tay trong tay hòa mình trong điệu xoang uyển chuyển, cùng chúc nhau mùa tới lúa đầy bồ, bò đầy chuồng, cuộc sống ấm no.
Theo ông Lê Hữu Hưng-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Pa-Việc phục dựng lại nghi lễ mừng lúa mới của người Jrai nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS
Theo ông Lê Hữu Hưng-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Pa, việc phục dựng nghi lễ mừng lúa mới của người Jrai nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số địa phương.
VŨ CHI (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.