Phục dựng lễ cúng bến nước của người Bahnar ở xã Pờ Tó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 20-7, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với UBND xã Pờ Tó tổ chức phục dựng lễ cúng bến nước của người Bahnar tại làng Bi Gia.

 Ông Ksor Suy-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa phát biểu tại lễ phục dựng. Ảnh: Mai Linh
Ông Ksor Suy-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa phát biểu tại lễ phục dựng lễ cúng bến nước. Ảnh: Mai Linh

Người Bahnar quan niệm, nước là mạch nguồn của sự sống có sự gắn bó bền chặt; vì vậy cúng bến nước là nghi lễ quan trọng để tạ ơn thần linh. Hàng năm, người dân trong làng cùng góp công, góp của để tổ chức 12 lễ hội. Lễ cúng bến nước được duy trì vào tháng 7 nhằm tạ ơn thần linh đã cho dân làng một năm dồi dào sức khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ấm no, sung túc.

Thầy cúng Đinh Nun cùng phụ tá thực hiện nghi lễ cúng bến nước. Ảnh: Mai Linh
Thầy cúng Đinh Nun cùng phụ tá thực hiện nghi lễ cúng bến nước. Ảnh: Mai Linh



Trước khi tổ chức lễ cúng bến nước, già làng tổ chức họp dân, huy động bà con theo tổ đóng góp; thường là ghè rượu, gạo khoảng 1kg/hộ hoặc tiền 100 ngàn đồng/hộ. Đến ngày tổ chức, dân làng quét dọn đường làng, ngõ xóm, nơi bến nước để rước hồn nước, dựng 1 cây nêu. Thanh niên đi chặt tre, chặt củi, phụ nữ chuẩn bị nấu vật lễ tế gồm: 1 con heo, 1 con bò, 3 con gà trống, 10 ghè rượu, 1 bầu nước…
 

Sau khi nghi lễ hoàn thành, bà con dân làng cùng nhau ăn uống vui vẻ ngay tại bến nước.
 

MAI LINH

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.