Phú Thiện phát huy hiệu quả mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực, góp phần tạo sự đồng thuận trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Tạo sự đồng thuận trong dân

Đến thăm buôn Mi Hoan (xã Ia Hiao), chúng tôi cảm nhận rõ niềm vui của người dân khi buôn đạt chuẩn NTM. Các tuyến đường trong buôn đều được bê tông hóa rộng rãi, nhà cửa xây dựng khang trang, cảnh quan đường làng, ngõ xóm xanh-sạch-đẹp.

Có được kết quả đó là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức của người dân. Trong đó, các mô hình “Dân vận khéo” như xây dựng khu dân cư bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp-an toàn, vận động người dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn, di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm nhà sàn, tiết kiệm mua bảo hiểm y tế, đoàn kết giúp nhau làm kinh tế giỏi phát huy hiệu quả thiết thực.

Lễ công bố buôn Mi Hoan (xã Ia Hiao) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Ảnh: Vũ Chi

Lễ công bố buôn Mi Hoan (xã Ia Hiao) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Ảnh: Vũ Chi

Theo ông Nay Hương-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Mi Hoan: Buôn có 248 hộ với 1.253 khẩu, trong đó, 72% là người dân tộc thiểu số. Vì vậy, việc thực hiện các tiêu chí NTM gặp không ít khó khăn, đặc biệt là tiêu chí môi trường. Trước thực tế đó, xã chọn buôn Mi Hoan triển khai thí điểm mô hình “Xây dựng khu dân cư bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp-an toàn”. Trong đó, Hội Nông dân xã phụ trách tiêu chí “xanh”, Đoàn Thanh niên phụ trách tiêu chí “sạch”, Hội Phụ nữ phụ trách tiêu chí “đẹp” và Công an xã đảm nhận tiêu chí “an toàn”. Mô hình được triển khai hiệu quả, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng dân cư.

“Từ năm 2020 đến nay, buôn Mi Hoan vận động người dân đóng góp 42,5 triệu đồng và hơn 200 ngày công làm 550 m đường bê tông nông thôn; vận động 23 hộ di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm nhà sàn, 64 hộ bố trí nhà ở ngăn nắp, lắp đặt 5 camera an ninh. Đến cuối năm 2023, buôn đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Thu nhập bình quân đầu người đạt 46,7 triệu đồng/năm. Hiện buôn chỉ còn 1 hộ nghèo và 9 hộ cận nghèo”-ông Hương cho biết.

Đi trên con đường bê tông thẳng tắp, được tô điểm bằng những hàng rào xanh, những khóm hoa cúc, hoa mười giờ rực rỡ, chị Rcom HNơm phấn khởi nói: “Được cán bộ tuyên truyền, chúng tôi tự nguyện làm vườn rau xanh, di dời chuồng trại gia súc khỏi gầm nhà sàn, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh… Buôn đã khang trang, sạch đẹp hơn nhiều. Đời sống người dân được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần”.

Ông Lê Thanh Hùy-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Hiao-cho hay: Xác định “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, trong xây dựng NTM, xã đặc biệt chú trọng tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức, tích cực tham gia.

Năm 2023, các buôn đã vận động người dân đóng góp 31 triệu đồng, hiến trên 2.700 m2 đất để mở rộng đường giao thông; tham gia 65 ngày công nạo vét rãnh thoát nước; vận động 17 hộ rào khuôn viên vườn nhà để trồng cây, 45 hộ làm nhà tiêu hợp vệ sinh, 29 hộ di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm nhà sàn; vận động 745 người tham gia bảo hiểm y tế. Mặt trận xã phối hợp với các đoàn thể vận động người dân xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong khu dân cư. Xã phấn đấu cuối năm 2024 sẽ “về đích” NTM.

Nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”

Tháng 3 vừa qua, buôn Plei Tel B (xã Ia Sol) đã đón bằng công nhận đạt chuẩn NTM trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là buôn thứ hai của xã đạt chuẩn NTM. Ông Đinh Văn Vịnh-Phó Bí thư Đảng ủy xã-cho hay: Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy về tiếp tục triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Đảng ủy xã chỉ đạo hệ thống chính trị vào cuộc, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng ban, ngành, đoàn thể, tranh thủ vai trò của già làng, người có uy tín vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Trong đó, các mô hình mang lại hiệu quả tốt như: “Thanh niên lập thân, lập nghiệp”, “Cựu chiến binh gương mẫu làm kinh tế giỏi”, “Nuôi heo đất mua bảo hiểm y tế”…

Định kỳ 2 lần/tháng, các ban, ngành, đoàn thể xuống các thôn, buôn tuyên truyền bà con tham gia bảo hiểm y tế, di dời chuồng trại gia súc ra xa nhà ở; hướng dẫn bà con chăm sóc cây trồng, vật nuôi...

Người dân xã Ia Hiao tự nguyện dời hàng rào để mở rộng đường giao thông nông thôn. Ảnh: V.C

Người dân xã Ia Hiao tự nguyện dời hàng rào để mở rộng đường giao thông nông thôn. Ảnh: V.C

“Nhờ vậy, cuối năm 2023, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế của xã đạt 81%; 80% hộ dân đã di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm nhà sàn. Người dân tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tạo vườn tạp trồng rau màu để tăng thu nhập”-ông Vịnh thông tin.

Thực hiện phong trào “Dân vận khéo” trong xây dựng NTM, Mặt trận các cấp của huyện Phú Thiện đã xây dựng một số mô hình tiêu biểu như: “Khu dân cư chung tay giảm nghèo bền vững”, “Hỗ trợ bò, dê sinh sản”; xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Bà Trần Thị Lệ Hằng-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện-chia sẻ: Năm 2023, Mặt trận các cấp trong huyện đã vận động người dân hiến 15.583 m2 đất, đóng góp 507 triệu đồng, 575 ngày công đổ bê tông, rải nhựa hơn 5 km đường giao thông; vận động người dân làm hơn 1.000 m tường rào, hơn 510 m đường điện chiếu sáng; vận động 150 hộ dân di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm nhà sàn để đảm bảo vệ sinh môi trường; vận động 8.650 hộ tham gia bảo hiểm y tế…

Bên cạnh đó, vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” hơn 700 triệu đồng, xây dựng 11 căn nhà, hỗ trợ 10 cặp dê giống và 1 con bò giống cho các hộ nghèo làm sinh kế để vươn lên.

Theo ông Nguyễn Nguyên Duẩn-Phó Trưởng ban Dân vận Huyện ủy: Hàng năm, Ban Dân vận Huyện ủy tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo triển khai xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị. Căn cứ tình hình thực tế, các địa phương xây dựng kế hoạch, lựa chọn triển khai đến các chi bộ.

Năm 2023, huyện có 46 mô hình “Dân vận khéo”, điển hình như mô hình “Vận động Nhân dân hiến đất, hiến vật kiến trúc làm đường giao thông”, “Cánh đồng một giống”, “Vườn rau thân thiện”, “Bể thu gom rác thải”, “Ngân hàng dê”, “Phụ nữ đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế”… Các mô hình đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong xây dựng NTM. Đến nay, toàn huyện đã có 13 làng và 6 xã đạt chuẩn NTM.

“Để nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Ban Dân vận Huyện ủy phối hợp tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa, mục đích của phong trào, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên, hội viên và người dân; chú trọng xây dựng và nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo”; xây dựng mô hình phù hợp với thực tiễn địa phương, nhu cầu, nguyện vọng của người dân; góp phần tạo sự đồng thuận, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chung sức xây dựng NTM, phát triển kinh tế-xã hội địa phương”-Phó Trưởng ban Dân vận Huyện ủy nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.