Phú Thiện: Điểm sáng trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) thời gian qua ngày càng đi vào chiều sâu, trở thành điểm sáng trong toàn tỉnh.
Xã Ia Ake được chọn làm điểm triển khai mô hình Trở về đức tin, giữ bình yên buôn, làng. Ảnh: Vũ Chi

Xã Ia Ake được chọn làm điểm triển khai mô hình Trở về đức tin, giữ bình yên buôn, làng. Ảnh: Vũ Chi

Xây dựng mô hình điểm ở xã Ia Ake

Tháng 3-2022, qua nắm bắt tình hình, Công an huyện Phú Thiện đã phát hiện 23 đối tượng tại 14 thôn, làng, tổ dân phố thuộc 6 xã, thị trấn của huyện có dấu hiệu phục hồi FULRO, “Tin lành Đê ga”. Trước tình hình đó, Công an huyện Phú Thiện đã chủ động tham mưu Thường trực Huyện ủy, Giám đốc Công an tỉnh chọn 2 thôn Tân Điệp 1 và Glung Mơ Lan (xã Ia Ake) làm thí điểm triển khai mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng”.

Với tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó ngại khổ, có phương pháp vận động phù hợp, đặc biệt là tranh thủ sự hỗ trợ của chức sắc, chức việc tôn giáo và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, người từng lầm lỡ nay đã tiến bộ, mô hình đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Từ năm 2022 đến nay, xã đã vận động được 48 hộ với 227 nhân khẩu từ bỏ “Tin lành Đê ga” trở về sinh hoạt tôn giáo thuần túy.

Là một nhân tố tích cực cùng với chính quyền địa phương tham gia công tác tuyên truyền, vận động bà con dân làng chăm lo làm ăn, không tin và làm theo lời kẻ xấu kích động, lôi kéo, ông Siu Un (thôn Glung Mơ Lan) chia sẻ: “16 năm tù là cái giá tôi phải trả vì nghe theo đối tượng FULRO lưu vong lôi kéo chống phá chính quyền. Giờ đây tôi đã thực sự thức tỉnh. "Tin lành Đê ga" không phải là một tôn giáo chính thống mà là tổ chức phản động, gây rối chống phá Nhà nước. Vì vậy, bà con đừng mắc mưu kẻ xấu, lầm đường lạc lối để sau này phải ân hận như tôi”.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nhận thức của người dân được nâng lên, chủ động tham gia các mô hình, cuộc vận động do địa phương phát động. Trong đó, mô hình xã hội hóa lắp đặt camera giám sát an ninh đã vận động trên 100 triệu đồng lắp đặt 22 mắt camera tại 8/8 thôn, làng. Mô hình “Nhà tôi có bình chữa cháy” đã vận động được 1.744 hộ tự trang bị tối thiểu 1 bình chữa cháy cho gia đình, đạt 85,4%.

Nhờ hình ảnh camera giám sát an ninh truyền về trụ sở, Công an các địa phương tại huyện Phú Thiện có thể kịp thời xử lý các vi phạm pháp luật. Ảnh: Vũ Chi

Nhờ hình ảnh camera giám sát an ninh truyền về trụ sở, Công an các địa phương tại huyện Phú Thiện có thể kịp thời xử lý các vi phạm pháp luật. Ảnh: Vũ Chi

Ông Bùi Văn Khiêm-Chủ tịch UBND xã Ia Ake-cho hay: Là địa bàn “nóng” về an ninh trật tự nên Đảng ủy, UBND, Ban Chỉ đạo phòng-chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) xã tăng cường chỉ đạo nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 52 triệu đồng/người/năm, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

"Vừa qua, xã được tỉnh chọn tổ chức điểm Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Công an, tỉnh, huyện. Đây là niềm tự hào và là động lực để xã đẩy mạnh hơn nữa phong trào trong giai đoạn tiếp theo"-ông Khiêm cho hay.

Tạo sức lan tỏa rộng khắp

Từ kết quả mô hình điểm tại xã Ia Ake, đến nay, 8 xã, thị trấn tiềm ẩn hoạt động của các đối tượng FULRO trong toàn huyện đã ra mắt mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng” với 8 Ban chỉ đạo, 27 tổ vận động ở các thôn, làng, tổ dân phố với 165 thành viên tham gia vận động. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự giúp sức của các chức sắc, chức việc tôn giáo, người uy tín đã vận động được 133 hộ, 556 trường hợp từ bỏ “Tin lành Đê ga” quay về sinh hoạt tôn giáo hợp pháp hoặc không theo tôn giáo.

Bên cạnh đó, huyện đã duy trì và phát triển một số mô hình như: “Tổ tự quản về an ninh trật tự”, “Tổ tự quản đảm bảo trật tự an toàn giao thông” “Mạng xã hội với pháp luật, vì bình yên cuộc sống”, “Camera giám sát an ninh”…

Nhờ đó, trên địa bàn huyện Phú Thiện hiện không xảy ra những vụ vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trên các lĩnh vực như kinh tế, tham nhũng, ma túy; tai nạn giao thông có chiều hướng giảm dần ở cả 3 chỉ số về số vụ, số người chết và số người bị thương; công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt.

Ban Chỉ đạo tỉnh tặng 10 phần quà cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Ban Chỉ đạo tỉnh tặng 10 phần quà cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Thiếu tá Phạm Văn Hùng-Trưởng Công an xã Ia Hiao-cho hay: Sau 3 năm thành lập mô hình “Camera giám sát an ninh”, xã đã lắp đặt được 30 mắt camera tại 9/9 thôn, làng. Nhờ đó, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên, giảm thiểu đáng kể tình trạng gây mất an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông.

Riêng năm 2023, mô hình đã trích xuất, cung cấp thông tin 23 vụ việc cho các đơn vị liên quan, góp phần làm rõ 9 vụ va quẹt giao thông, 1 vụ giết người, 1 vụ trộm cắp tài sản, 1 vụ xả rác thải ra đường và phát hiện, gọi hỏi, răn đe 30 đối tượng thanh, thiếu niên điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm.

Thượng tá Mã Ngọc Lâm-Phó Trưởng Công an huyện Phú Thiện khẳng định: Hiệu quả lớn nhất từ phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở huyện Phú Thiện là huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình của các tầng lớp nhân dân. Người dân thực sự trở thành “cánh tay nối dài” của lực lượng Công an trong công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng-chống tội phạm, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

Để phong trào đạt hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, lực lượng Công an huyện sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân, nắm bắt, giải quyết kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân cũng như phát huy trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trong việc chủ động phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh với tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.