Phú Thiện biểu dương người uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 26-4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị biểu dương người uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023.
Phú Thiện biểu dương người uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1

Phó Bí thư Huyện ủy Vũ Hồng Duy (đứng giữa) tặng giấy khen cho người uy tín tiêu biểu trên địa bàn. Ảnh: Vũ Chi

Huyện Phú Thiện hiện có 62 người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó dân tộc Jrai 46 người, Tày 4 người, Mường 1 người, Bahnar 5 người, Nùng 6 người. Thời gian qua, người có uy tín trong huyện đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình với cộng đồng, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, vận động nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội phát động. Lời nói và việc làm của người uy tín có tác động tích cực trong các tầng lớp nhân dân, trở thành “điểm tựa tinh thần của cộng đồng”, địa chỉ tin cậy của cấp ủy, chính quyền, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, người có uy tín đã vận động di dời chuồng trại được 76 hộ, vận động Quỹ Vì người nghèo 120 triệu đồng, hòa giải 77 vụ, di dời 1.400 m hàng rào làm đường giao thông…

Ghi nhận những đóng góp của đội ngũ người uy tín, dịp này, Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen cho 20 cá nhân người uy tín đã có thành tích tiêu biểu trong công tác vận động, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Phú Thiện năm 2023; Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tặng quà 62 người uy tín trong toàn huyện.

Có thể bạn quan tâm

“Măng non” tiếp nối văn hóa truyền thống

“Măng non” tiếp nối văn hóa truyền thống

(GLO)- Về làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), chúng ta dễ dàng bắt gặp những nghệ nhân “nhí” chân trần say sưa với nhịp chiêng, điệu xoang. Những “búp măng” ấy đang góp phần tạo nên sức sống mới cho văn hóa truyền thống dân tộc.
Những bữa tiệc rừng

Những bữa tiệc rừng

(GLO)- Người Tây Nguyên có các món ẩm thực vô cùng phong phú gắn với môi trường sống tự nhiên. Không quá cầu kỳ trong chế biến hay nặng về yếu tố trang trí, ẩm thực bản địa có sức hấp dẫn riêng, mang đậm dấu ấn văn hóa “thuận tự nhiên”.
Xác lập kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo”

Xác lập kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo”

(GLO)- Ngày 28-5, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) được sự ủy quyền của Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) và Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (WRA) tổ chức lễ công bố xác lập kỷ lục thế giới cho bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo” của bà Ngô Thị Thanh Tâm (TP. Hồ Chí Minh) là Bộ sưu tập ấm-chén trà Tử sa ở nhiều niên đại có số lượng nhiều nhất thế giới.
Những “nhà điêu khắc” mặt nạ gỗ ở Ia Tôr

Những “nhà điêu khắc” mặt nạ gỗ ở Ia Tôr

(GLO)- Mặt nạ là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên một pơtual (người làm trò) trong lễ hội của người Jrai. Bằng tình yêu và đôi tay khéo léo, những “nhà điêu khắc” tài hoa ở xã Ia Tôr (huyện Chư Prông) đã làm ra hàng trăm chiếc mặt nạ phục vụ lễ hội, đồng thời góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih đưa văn hóa, âm nhạc Jrai ra “biển lớn”

Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih đưa văn hóa, âm nhạc Jrai ra “biển lớn”

(GLO)- Từ khi biết chơi và chế tác các loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào Jrai, anh Rơ Châm Tih (làng Jút 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) chưa bao giờ nghĩ đến ngày sẽ mang văn hóa, âm nhạc của dân tộc mình ra thế giới. Nhưng rồi những lời mời biểu diễn ở nhiều nước ngày càng nhiều đã giúp anh nhận thức sâu sắc về nội lực văn hóa mà bản thân được trao truyền.
Đak Đoa lưu giữ 106 bộ cồng chiêng

Đak Đoa lưu giữ 106 bộ cồng chiêng

(GLO)- Huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) hiện có khoảng 106 bộ cồng chiêng được lưu giữ trong dân và cộng đồng thôn, làng; đồng thời, duy trì hoạt động của 79 đội cồng chiêng. Công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương đặc biệt quan tâm.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam 2023-2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam 2023-2025

(GLO)- Nhằm bảo tồn, phát huy bền vững giá trị văn hóa dân tộc; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 515/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 (Chương trình) sẽ triển khai tu bổ, phục hồi và tôn tạo cho 2 di sản văn hóa, thiên nhiên được UNESCO ghi danh và 15 di tích quốc gia đặc biệt đang xuống cấp.
Mô hình nào cho hoạt động văn hóa dân gian?

Mô hình nào cho hoạt động văn hóa dân gian?

(GLO)- Văn hóa không có cao hơn hay thấp hơn, không có hay hơn hay dở hơn, mà chỉ có sự khác nhau. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch, được tất cả mọi người thừa nhận. Do đó, việc tổ chức thi, chấm điểm các sinh hoạt dân gian như đã diễn ra trong thời gian qua gặp những vướng mắc, bất cập cũng là điều dễ hiểu.