Phụ nữ có thai và trẻ em phải chú trọng phòng ngừa virus corona

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh do virus sẽ không trừ một ai, với trẻ em và phụ nữ mang thai việc phòng ngừa nhiễm virus như nCoV càng cần chú trọng hơn.
Sáng 11/2, Bộ Y tế thông báo ca nhiễm virus corona thứ 15 tại Việt Nam là một bé gái 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc. Hiện tại, bệnh nhi và mẹ đang được cách ly cùng nhau tại phòng khám đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và đang trong tình trạng ổn định.
Ảnh minh họa: AFP
Ảnh minh họa: AFP
nCoV là chủng virus mới chưa có vaccine phòng ngừa và phác đồ điều trị, do vậy, các chuyên gia y tế cho rằng, người dân ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc chủng mới của virus corona. Tuy nhiên, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính (như hen phế quản, tiểu đường, bệnh tim mạch,…) sẽ dễ bị mắc và bệnh thường nặng hơn.
Theo PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương khuyến cáo, với phụ nữ có thai, giải pháp chung là đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ… bởi không chỉ nCoV mà còn nhiều vi khuẩn, virus khác.
Với trẻ em, PGS.TS Trần Minh Điển khuyến cáo: “Chúng ta cần bảo vệ mũi họng cho trẻ em, cho trẻ đeo khẩu trang và dạy cách rửa tay đúng. Ở lớp học, trẻ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, đặc biệt khi thời tiết lạnh phải giữ ấm cho trẻ. Nhất là giữ ấm mũi họng và cổ để đảm bảo virus không xâm nhập”.
Bộ Y tế nêu rõ, để phòng, chống lây nhiễm nCoV, cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 2 m khi tiếp xúc.
Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng...
Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
Theo Khánh Minh/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?