Phát hiện xương sọ người gần 4.000 năm ở Bắc Kạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có khoảng 10 mảnh xương sọ, răng người cùng nhiều đoạn xương chi nằm lẫn trong những mảnh gốm ở độ sâu gần một mét.

Mảnh nồi bằng gốm có trang trí văn thừng và văn khắc lượn sóng
Mảnh nồi bằng gốm có trang trí văn thừng và văn khắc lượn sóng

PGS Trình Năng Chung, chuyên gia Viện Khảo cổ học cho biết, các di cốt được phát hiện cùng nhiều di vật trong quá trình đào tu sửa kiến trúc ở Đền Thắm (Bắc Kạn) hồi cuối tháng 7.

Từ đó đến nay, các nhà khảo cổ, bảo tàng đã nghiên cứu, bước đầu xác định đây là di chỉ cư trú, mộ táng của người tiền sử thuộc hậu kỳ thời đại Đá mới - sơ kỳ Kim khí, cách ngày nay từ 3000-4000 năm.

 Ở độ sâu khoảng hơn 50cm so với mặt đất phát hiện nhiều mảnh gốm thô cổ, khác lạ nằm ngổn ngang. Có những mảnh gốm lớn là nửa thân chiếc nồi vỡ dọc còn đủ phần miệng, thân, đáy.

Phần lớn các mảnh gốm có hoa văn trang trí trên bề mặt với những mô tip kỹ thuật tạo hoa văn cổ sơ như văn thừng đập, hay khắc vạch hình sóng nước. Những mảnh gốm này có thể được vỡ ra từ nhiều loại nồi, vò, bình gốm với nhiều kích cỡ khác nhau.

Ở độ sâu hơn, trong hố đào xuất hiện nhiều mảnh sọ người, răng người cùng nhiều đoạn xương chi nằm lẫn trong những mảnh gốm. Có tất cả gần 10 mảnh sọ người cùng hơn 50 chiếc răng rời, trong đó có 9 răng hàm còn lại là răng nanh và răng cửa.

Xung quanh khu vực có di cốt, nhiều vòng trang sức bằng đá còn khá nguyên vẹn, một chiếc trâm bằng đồng, dọi xe bằng đất nung, một vài răng nanh thú có lỗ khoan nhỏ xuyên thủng, đục đá mài nhẵn và một vài mảnh vòng bằng đá bị vỡ.


 

 Hiện vật đá, đồng và xương ở Đền Thắm. Ảnh: NVCC.
Hiện vật đá, đồng và xương ở Đền Thắm. Ảnh: NVCC.

Những mảnh vòng đều được chế tác từ loại đá bán quý, cấu trúc hạt mịn, thấu quang với kỹ thuật khoan, mài vô cùng tinh xảo.

Đến độ sâu khoảng gần 1 m còn có những chiếc rìu đá mài nhẵn và một mũi nhọn bằng xương tạo tác từ một đoạn xương ống của thú rừng.

Theo PGS Trình Năng Chung, những di vật tìm thấy là bằng chứng về mối liên hệ văn hóa tiền sử giữa cư dân cổ Đền Thắm và cư dân cổ hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Kim khí ở di chỉ Bãi Soi (xã Yên Đĩnh, huyện Chợ Mới) phân bố gần đấy.

"Đây là phát hiện quan trọng, góp phần làm phong phú hơn nhận thức về văn hóa thời tiền sử trên vùng núi phía Bắc", PGS Chung nói.

Hiện bộ di vật quý được địa phương lưu giữ, bảo tồn. Khu vực có di tích được bảo vệ nghiêm ngặt.

Ông Chung cho biết, các nhà nghiên cứu đang chuẩn bị các công việc cho một đợt khai quật lớn trong thời gian tới tại khu vực này.

Đền Thắm là di tích lịch sử, văn hóa thuộc huyện Chợ Mới, cách thành phố Bắc Kạn hơn 40 km về hướng nam.

Đền thờ vị nữ tướng có tên là Thắm, một sơn nữ người dân tộc có công lớn trong công cuộc chống giặc Cờ Đen vào nửa cuối thế kỷ XIX.

Trước đây đền thờ Sơn thần, Thuỷ thần để cầu cho thuyền bè được qua lại bình yên. Trải qua nhiều biến cố đổi thay theo thời gian, ngôi đền đã nhiều lần được tu sửa mở rộng.

Năm 2012, Đền Thắm được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân trong vùng.

Theo VNE
 

Có thể bạn quan tâm

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.