Phát hiện thêm một biến chứng nghiêm trọng của Covid-19: Viêm tủy xương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một biến chứng mới ở bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh: Viêm tủy xương aspergillus, theo Timesnownews.
Viêm tủy xương là tình trạng nhiễm trùng ở xương - đặc biệt phổ biến ở cột sống, trong bàn chân hoặc gót chân. Viêm tủy xương nhiễm khuẩn thường xảy ra sau một nhiễm trùng nghiêm trọng đã lan vào máu, đưa vi khuẩn vào trong xương.
Viêm tủy xương Aspergillus là nhiễm trùng do các loài nấm aspergillus gây ra. Và bệnh nhiễm trùng mới này, được gọi là viêm tủy xương do aspergillus, đã dẫn đến tổn thương xương nghiêm trọng ở các khoảng không giữa đĩa đệm cột sống của bệnh nhân, theo Timesnownews.
Gần đây, việc phát hiện ra một biến chứng mới ở bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh ở Pune (Ấn độ) trong 3 tháng qua đã làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng trong cộng đồng y tế, theo Timesnownews.
 
Phát hiện thêm một biến chứng của Covid-19: Viêm tủy xương. Ảnh: Shutterstock
Phát hiện thêm một biến chứng của Covid-19: Viêm tủy xương. Ảnh: Shutterstock
Đau thắt lưng dữ dội
Nhiễm trùng lần đầu tiên xuất hiện khi một bệnh nhân 66 tuổi ở Pune (Ấn độ) bị sốt nhẹ và đau thắt lưng dữ dội một tháng sau khi chữa khỏi Covid-19. Bệnh nhân được điều trị ban đầu bằng thuốc giãn cơ và thuốc chống viêm không steroid.
Tuy nhiên, tình trạng bệnh ít thay đổi, các bác sĩ cho chụp MRI. Kết quả cho thấy xương bị tổn thương nghiêm trọng ở các khoảng giữa đĩa đệm cột sống gây viêm đốt sống. Các thiệt hại được báo cáo là do nhiễm nấm, gọi là viêm tủy xương aspergillus.
Rất khó để phát hiện viêm tủy xương aspergillus vì nhiễm nấm xâm lấn bắt chước bệnh lao cột sống, do vi khuẩn gây ra. Vì vậy, đa số các bác sĩ có xu hướng điều trị bệnh lao cột sống do nhiễm khuẩn nhưng nguyên nhân thực sự là do nấm.
Các bác sĩ cũng đã phát hiện nhiễm nấm trong khoang miệng và phổi của những bệnh nhân đã chữa khỏi Covid-19.
Chỉ xảy ra ở bệnh nhân bị Covid-19 nặng
Theo tiến sĩ Parikshit Prayag, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Deenanath Mangeshkar (Ấn độ), cho đến nay đã phát hiện viêm tủy xương đốt sống do nấm aspergillus gây ra ở 4 bệnh nhân trong vòng 3 tháng. Trước đó, viêm tủy xương đốt sống chưa được ghi nhận ở những bệnh nhân hậu Covid-19 ở Ấn Độ.
Điểm chung trong cả 4 trường hợp này là đều bị nhiễm Covid-19 nặng. Họ được điều trị bằng steroid để vượt qua bệnh Covid-19 và các biến chứng, theo Timesnownews.
Các khuyến cáo về sử dụng corticosteroid đã lưu ý rằng, sử dụng corticosteroid lâu dài có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội như viêm tủy xương do aspergillus.
Vì vậy, nếu bạn đã chữa khỏi Covid-19 gần đây và vẫn bị đau lưng, hãy liên hệ với bác sĩ và tiến hành chụp MRI. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bạn có thể tránh được hầu hết các biến chứng đau đớn, theo Timesnownews.
Những trường hợp viêm tủy xương do aspergillus hiếm gặp trước đây đã được báo cáo trên tạp chí Clinical Microbiology and Infection (CMI) - ấn phẩm của Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm châu Âu.
Theo Hiệp hội này giải thích, nấm aspergillus đột nhiên xuất hiện ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.
Nấm aspergillosis xâm lấn có thể xảy ra ở hầu hết các cơ quan, trong đó phổi là mục tiêu chính. Tuy nhiên, ngay cả ở các vị trí bên ngoài phổi, loại nấm này hiếm khi ảnh hưởng đến xương. Điều này làm cho việc phát hiện bệnh càng trở nên khó khăn hơn.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.