Phát hiện rìu đồng, rìu đá trên sông Quàng nghi có niên đại 2000-3000 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 7-9-2017, anh Trần Quốc Kiên, trú bản Chiềng Ban, xã Châu Thắng, Quỳ Châu, Nghệ An cho biết, trước đó vào ngày 11-5-2012, gia đình anh trong lúc khai hoang mở rãnh nước về cho ruộng nhà mình thì phát hiện chiếc rìu đồng, rìu đá ở dưới lòng đất.
 

 

Sau khi phát hiện anh đưa về nhà để làm đồ trang trí trong nhà cho đẹp. “Tôi thấy thấy chiếc rìu đẹp, lạ nên đem về cất trong tủ để làm kỷ vật là chính. Hay tin tôi đang sở hữu của quý nên bà con trong bản kéo đến xem. Sau đó, tin đồn được nhân rộng khắp nơi, nên có một số người đi buôn cổ vậy đến hỏi mua nhưng tôi không bán. Chưa rõ thế nào nhưng tôi nghĩ đây là vật quý nên giữ lại. Sau hơn 5 năm cất giữ ngày 23-8-2017 vừa qua tôi đã đưa rìu đồng, rìu đá hiến tặng cho Bảo tàng văn hóa các dân tộc huyện Qùy Châu lưu giữ và giới thiệu đến khách tham quan”.

Được biết, chiếc rìu đồng hình lưỡi xéo, màu xanh rêu, có chiều dài toàn thân từ đốc tới lưỡi là 9,2 cm; lưỡi rộng 7,5 cm. Rìu được làm tinh xảo có họng tra cán để cầm dài 5,2 cm; tiết diện ngang hình bầu dục. Phía trước rìu có cán hình tròn, bao quanh bề mặt rìu xuất hiện nhiều vệt vân đá theo hình xoắn. Là loại rìu xéo gót tròn, lưỡi hình móng ngựa, mài nhẵn bóng và lưỡi rất sắc…

Chiếc rìu đá có đặc điểm màu vàng xám, rìu đá có vai, đốc hình thang, rìu được mài nhẵn lưỡi mài sắc, đã sử dụng đầu lưỡi bị sứt mẻ; rìu có chiều dài: 5 cm, lưỡi rộng: 3 cm, dày: 1,5 cm.

Bà Thái Thị Hồng-cán bộ Bảo tàng văn hóa các dân tộc huyện Quỳ Châu cho biết: “Căn cứ hình dáng, chất liệu của chiếc rìu cho rằng đây là chiếc rìu đồng thuộc nền văn hóa Đông Sơn”, cách đây khoảng 2000 đến 3000 năm. Hai hiện vật phát hiện dưới dòng sông Quàng được gia đình anh Kiến tặng là hai hiện vật quý”.

 

 
 
 
 
 
Phát hiện rìu đồng, rìu đá trên sông Quàng có niên đại 2000-3000 năm?
Phát hiện rìu đồng, rìu đá trên sông Quàng có niên đại 2000-3000 năm?

“Tuy nhiên, để đánh giá đúng giá trị khoa học của hai hiện vật nói trên chúng tôi mong cần có sự nghiên cứu, xác minh của các nhà khoa học để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của hai hiện vật này”, bà Hồng cho biết thêm.

Nguyễn Duy/dantri

Có thể bạn quan tâm

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Nối nghề

Nối nghề

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).