Phát hiện kinh hoàng bên dưới thành phố kim tự tháp Ai Cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khảo cổ học của Ai Cập đã phát hiện ra một thế giới ngầm bí mật bên dưới thành phố kim tự tháp Saqqara.
Thành phố kim tự tháp Saqqara chôn giấu nhiều bí mật thách thức các nhà khảo cổ.
Saqqara nổi tiếng nhất là quê hương của kim tự tháp Djoser, một trong những kim tự tháp nổi tiếng nhất của thế giới cổ đại, được xây dựng vào thế kỷ 27 trước Công nguyên. Đây là kim tự tháp đầu tiên trên thế giới được xây dựng bằng cách cắt đá và xếp chồng những tảng đá lớn lên nhau. Kim tự tháp Djoser thậm chí còn nhiều hơn 150 tuổi so với tượng Nhân sư và Kim tự tháp nổi tiếng ở Giza. 
Tuy nhiên, bên dưới lòng đất Saqqara, ngay cạnh kim tự tháp Djoser còn có điều bất ngờ hơn. Trong chương trình "Kho báu vĩ đại của Ai Cập", Tiến sĩ Bettany Hughes đã tiết lộ việc các  nhà khảo cổ học đang dần khám phá một thành phố hoàn toàn mới bên dưới sa mạc cát.
 "Đó là một thành phố của người chết mà người Ai Cập cổ đại đã xây dựng bên dưới lòng đất Saqqara. Đây là một điều độc đáo của Saqqara và toàn bộ nơi này là "một kho báu khảo cổ", Tiến sĩ Bettany Hughes cho biết. 
Theo Tiến sĩ Bettany Hughes, "thành phố của người chết" ngay bên dưới Saqqara có hàng triệu xác ướp. 
Đây không chỉ là nơi an nghỉ cuối cùng của 16 vị Ai Cập Pharaoh sớm nhất của Ai Cập mà còn là nơi chôn cất các nữ hoàng, quý tộc cũng như người Ai Cập bình thường trong suốt 3.000 năm.    
Tiến sĩ Hughes cho biết, các nhà khảo cổ đang nỗ lực để giải mã một số phát hiện mới dưới lòng đất Saqqara.  
"Hàng nghìn, hàng triệu xác ướp được chôn cất ở đây khiến Saqqara trở thành thành phố của người chết lớn nhất ở Ai Cập", Tiến sĩ Hughes cho biết. 
Tuy nhiên, một điều vô cùng bất ngờ khác, ở dưới lòng đất Saqqara không chỉ có xác ướp của con người, mà còn xác ướp của động vật. 
Ước tính, 8 triệu con chó ướp xác trong một ngôi mộ tập thể trong khi một mộ tập thể khác được phát hiện chứa 4  triệu xác ướp của chim.
Bên dưới lòng Saqqara còn là có xác ướp của mèo, khỉ đầu chó, cá sấu, cá... 
Một quan tài bằng đá nặng 90 tấn đã được phát hiện và phải dùng đến thuốc nổ để mở. Thứ được giấu bên trong là xác ướp của một con bò khổng lồ khiến nhiều nhà khảo cố choáng váng.
Minh Nhật (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.