Phát hiện kho báu khổng lồ hàng tỷ USD trong xác tàu đắm ở đáy biển Caribbean

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà nghiên cứu đã rất vui mừng khi một tàu ngầm robot phát hiện ra xác một chiếc tàu đắm chứa cả một kho báu khổng lồ trị giá tới 17 tỷ USD dưới đáy biển Caribbean, theo Express.

Con tàu đắm là một thuyền buồn của Hải quân Tây Ban Nha chứa đầy vàng, bạc, châu báu.
Con tàu đắm là một thuyền buồn của Hải quân Tây Ban Nha chứa đầy vàng, bạc, châu báu.



Con tàu đắm 310 tuổi này là một thuyền buồm của Hải quân Tây Ban Nha, được gọi là San Jose và bị tàu chiến Anh đánh chìm trong trận chiến ngoài khơi bờ biển Cartagena, Colombia, vào năm 1708. Khi bị chìm, con tàu chở đầy vàng, bạc và ngọc lục bảo trị giá tới 17 tỷ USD.

Cụ thể, vào tháng 11/2015, Jeff Kaeli, một kỹ sư nghiên cứu của Viện Hải dương học Woods Hole xác nhận ông đã tìm thấy xác con tàu đắm chứa kho báu kếch xù ở đáy biển Caribbean. Đại bác bằng đồng khắc biểu tượng cá heo - một dấu hiệu để nhận biết xuất xứ của nó - đã được phát hiện nhờ robot tàu ngầm Remus 6000.


 

 Bình gốm, tách trà cổ cũng được phát hiện trong các
Bình gốm, tách trà cổ cũng được phát hiện trong các



Remus 6000, được vận hành bởi Viện Hải dương học Woods Hole ở Massachusetts, Mỹ đã tìm thấy con tàu nằm sâu dưới biển, cách mặt biển khoảng 600m.

Vị trí chính xác của con tàu đắm đã được giữ bí mật sau khi giá trị kho báu bên trong nó được xác nhận.

Chiếc tàu ngầm đã quét đáy biển bằng cách sử dụng sonar tầm xa sau đó quay lại và chụp ảnh bất kỳ vật thể nào có vẻ bất thường.

Nhóm các nhà nghiên cứu của Woods Hole cũng tìm thấy những đồ tạo tác như tách trà và bình gốm.

Ông Kaeli chia sẻ thêm: "Mọi người đều tập trung vào khía cạnh kho báu, nhưng phần lớn nó là một kho báu về văn hóa. Nó là 1 phần của lịch sử và chứa đựng nhiều câu chuyện hấp dẫn".

Kể từ khi phát hiện ra xác con tàu đắm, tranh cãi đã nảy sinh giữa Colombia và Tây Ban Nha khi cả 2 nước đều tuyên bố là chủ sở hữu hợp pháp của kho báu.

Nhưng các nhà nghiên cứu tại Woods Hole nói rằng họ là những nhà thám hiểm, không phải thợ săn kho báu và không liên quan gì đến tranh chấp quyền sở hữu con tàu.

Cho đến tận bây giờ, toàn bộ kho báu bên trong con tàu đắm vẫn còn ở dưới đáy biển, chưa được trục vớt.

 

https://danviet.vn/phat-hien-kho-bau-khong-lo-hang-ty-usd-trong-xac-tau-dam-o-day-bien-caribbean-20200714141804999.htm
 

Theo Minh Nhật (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.