Phát hiện đồng tiền vàng niên đại 1.600 năm tuổi tại Israel

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơ quan Cổ vật Israel cho biết một đồng tiền vàng hiếm thấy có với niên đại cách đây 1.600 năm, trên đó vẽ chân dung Hoàng đế Đông La Mã Theodosius II, đã được tìm thấy ở miền Bắc nước này.

(Nguồn: IAA)
(Nguồn: IAA)



Cơ quan Cổ vật Israel cho biết một đồng tiền vàng hiếm thấy có với niên đại cách đây 1.600 năm, trên đó vẽ chân dung Hoàng đế Đông La Mã Theodosius II, đã được tìm thấy ở miền Bắc nước này.

Theo IAA, 4 học sinh đã tìm thấy đồng tiền vàng tại một cánh đồng gần khu vực Sepphoris ở vùng Galilee, sau đó trao cho IAA hiện vật quý giá này.

Đây là đồng tiền vàng La Mã, loại tiền thông dụng nhất trong thời kỳ cuối Đế quốc La Mã và đầu thời Đế quốc Đông La Mã.

Đồng tiền vàng được đúc dưới triều đại Theodosius ở khu vực Constantinople (thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) vào khoảng 420-423 trước Công nguyên.

Loại tiền này được biết đến nhiều ở Đế quốc Đông La Mã, nhưng đây là lần đầu tiên được phát hiện ở Vùng đất Israel cổ đại.

Một mặt của đồng tiền khắc chân dung của Hoàng đế Theodosius II, một trong những hoàng đế có tầm ảnh hưởng nhất thời Đế quốc Đông La Mã.

Hoàng đế Theodosius II được biết đến nhiều với việc ban hành bộ luật Theodosius và xây dựng các bức tường thành quanh Constantinople.

Mặt còn lại của đồng tiền vẽ chân dung của nữ thần Victoria, tượng trưng cho sự khôn ngoan và chiến thắng.

Nguyễn Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.