Phát hiện bất ngờ dưới sông ngầm Sơn Đoòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kết quả chuyến thám hiểm mới nhất của các chuyên gia Anh vừa qua mở ra cánh cửa mới, thế giới mới chưa thể tưởng tượng được bên dưới dòng sông ngầm hang Sơn Đoòng.
Nhóm chuyên gia lần đầu lặn thám hiểm sâu nhất ở sông ngầm hang Sơn Đoòng
Nhóm chuyên gia lần đầu lặn thám hiểm sâu nhất ở sông ngầm hang Sơn Đoòng
Lặn xuống Sơn Đoòng
Ông Trần Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cùng ông Howard Limbert thành viên Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh ra Hà Nội họp báo quốc tế chiều 9/4 về chuyến lặn thám hiểm sông ngầm trong Sơn Đoòng. “Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng còn nhiều điều huyền bí, nhiều điểm chưa được phám phá và càng khám phá càng phát hiện thêm những điều không thể ngờ”, ông Dũng nói.
Ông Howard Limbert nhắc tới số lượng gần 600 hang động đoàn đã khám phá ở Việt Nam, trong đó hơn 350 hang động ở Quảng Bình. Tuy nhiên suốt 30 năm qua, nhóm chuyên gia mới khám phá được 30% Phong Nha-Kẻ Bàng. Lần này, nhóm thợ lặn giỏi nhất nước Anh- từng tham gia giải cứu đội bóng ở Chiang Rai, Thái Lan- đến lặn xuống dòng sông ngầm ở Sơn Đoòng. “Đây là cuộc thám hiểm rất khó khăn”, ông Limbert cho hay.
Chuyên gia của Hiệp hội Hoàng gia Anh Jason Mallison kể, nhóm chuyên gia thám hiểm đoạn hang ngầm nối giữa hang Sơn Đoòng và hang Thung cách nhau 600m. Ban đầu họ nhận định khi đạt độ sâu 25m thì đoạn sông ngầm bên trong hang sẽ chạy ngang để nối với dòng sông ngầm bên hang Thung. Thực tế hoàn toàn khác. Họ đo thử độ sâu dòng sông ngầm bằng dây thì đáy của nó ở khoảng 93m, độ sâu này không thể dùng bình lặn nén khí thông thường, họ phải tìm các điểm gần trần hang ngầm với độ sâu khoảng 40-50m.
Ông Jason thực hiện chuyến lặn ở độ sâu 77m để tìm lối thông qua hang Thung nhưng chưa thấy điểm nối, độ sâu hang tiếp tục tăng thêm nữa. Các chuyên gia nhận định ban đầu độ sâu của hang có thể lên tới 100-120m. Với độ sâu này họ buộc phải bỏ cuộc, hứa hẹn quay trở lại trong chuyến thám hiểm vào năm sau. Theo đó họ cần hệ thống bình khí helium giúp lặn ở độ sâu tới 200m. Dù chưa đạt được kết quả nhưng ông Jason Mallison nói rằng khám phá ra hệ thống hang ngầm nằm ở độ sâu 60m trong Sơn Đoòng, càng sâu hệ thống hang ngầm càng mở rộng ra. Độ sâu này sâu hơn mực nước biển rất nhiều tại vị trí lặn.
Độ sâu của hang Sơn Đoòng như vậy tăng lên hơn 500m tính từ cửa hang cho tới đoạn cuối cùng chưa được khám phá hết. Các chuyên gia cũng lặn khảo sát ở khu vực suối Moọc bên trong VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, họ phải dừng lại ở độ sâu 74m. Bước đầu các chuyên gia kết luận hệ thống hang động đá vôi tại Phong Nha-Kẻ Bàng được chia thành ba tầng gồm hang khô, hang nước có dòng chảy và hệ thống hang ngầm nằm ở độ sâu trên 93m.
Ông Nguyễn Châu Á, Giám đốc Cty Oxalis-đơn vị hỗ trợ chuyến thám hiểm- nhắc lại nhận định của nhóm chuyên gia: Ở độ sâu 60-100m dưới sông ngầm hang Sơn Đoòng đang hình thành thế giới khác cần khám phá. Việc khám phá ra hệ thống hang ngầm dưới sông ngầm mở ra cánh cửa mới để các chuyên gia khám phá một thế giới khác nữa bên dưới Sơn Đoòng với độ sâu và bí ẩn không thể tưởng tượng. Phong Nha-Kẻ Bàng vẫn còn nhiều bí ẩn hấp dẫn các nhà thám hiểm trong thời gian tới.
Thủ phủ du lịch mạo hiểm
Với lợi thế thiên nhiên ưu đãi, Quảng Bình được mệnh danh là “vương quốc hang động”. Ông Trần Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nói rằng Quảng Bình tiến tới trở thành thủ phủ về du lịch mạo hiểm của khu vực Đông Nam Á.
 
“Bên cạnh việc hội đủ yếu tố về thiên nhiên, tỉnh Quảng Bình có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển các tour du lịch mạo hiểm, trong đó nhấn mạnh tiêu chí các tour này phải tạo nên sự khác biệt. Nếu du khách tới Quảng Bình thám hiểm hang động, du lịch mạo hiểm họ phải cảm nhận không tour nào giống tour nào. Có như thế khách mới không nhàm chán. Chúng tôi kêu gọi các nhà đầu tư kinh doanh du lịch đầu tư mạnh hơn vào Quảng Bình. Địa phương tạo điều kiện thuận lợi về các quy định thủ tục, dù vậy các hoạt động du lịch mạo hiểm trong vườn quốc gia cần tuân thủ quy định pháp luật”, ông Dũng nói.
Một phóng viên quốc tế nhắc lại câu chuyện về xây dựng cáp treo vào hang Én. Lãnh đạo tỉnh khẳng định đó là khảo sát và đề xuất của một số doanh nghiệp, chưa phải dự án. “Quảng Bình thấy rằng đây là vùng lõi VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, nguyên tắc là vùng lõi không được xây dựng nên chúng tôi không chấp nhận ý tưởng xây dựng cáp treo”, lãnh đạo tỉnh trả lời.
Công ty Oxalis-đơn vị được phép khai thác tuyến du lịch vào Sơn Đoòng- nêu định hướng mỗi năm chỉ đưa không quá 1 nghìn người thám hiểm hang. Muốn đưa Quảng Bình trở thành thủ phủ của du lịch mạo hiểm, các loại hình du lịch và dịch vụ của tỉnh phải phát triển đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau. Du khách đến Quảng Bình tùy điều kiện có thể tham gia các tour du lịch khám phá, mạo hiểm ở các cấp độ khác nhau trong đó mức cao nhất là thám hiểm Sơn Đoòng.
Phát hiện mới nhất về hệ thống hang ngầm ở Sơn Đoòng có mở ra sản phảm du lịch mới? Đại diện tỉnh Quảng Bình khẳng định sau khi chuyên gia thám hiểm khảo sát và có báo cáo chi tiết, trong tương lai Quảng Bình cân nhắc mở tour khám phá hang ngầm trong điều kiện cho phép.
Ông Jason Mallison cho biết nhóm chuyên gia chọn thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4 bởi đây là thời điểm mực nước thấp nhất, nhiệt độ bên ngoài không quá nóng. Nước trong hang Sơn Đoòng khá lí tưởng với 25 độ C. Ông Rick Stanton-thành viên tham gia lặn sông ngầm Sơn Đoòng-nói: “Dù chúng tôi có mặt ở nhiều hang động lớn trên thế giới nhưng không ở đâu bằng Sơn Đoòng”. Dù tầm nhìn dưới nước hạn chế không thấy hết quy mô hang ngầm bên dưới, nhưng Rick Stanton cảm nhận được phần nào về cửa hang. Ông hy vọng chuyến lặn thám hiểm tới sẽ xuống sâu hơn và có thể vẽ lại bản đồ, đưa ra báo cáo chi tiết hơn về chuyến thám hiểm bên dưới sông ngầm Sơn Đoòng.
NGUYÊN KHÁNH (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.