Thêm một phát hiện mới tại ngôi đền Vua Ramses II tại Ai Cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phát hiện mới này được mô tả là "một sự đóng góp quan trọng đối với sự hiểu biết về sự phát triển của các cung điện thuộc ngôi đền dưới triều đại của Ramses".
(Nguồn: egyptindependent.com)
(Nguồn: egyptindependent.com)
Theo phóng viên TTXVN tại Ai Cập, trong quá trình khai quật khu vực xung quanh ngôi đền của Vua Ramses II tại Abydos, thuộc tỉnh Sohag của Ai Cập, các nhà khảo cổ đã phát hiện một cung điện mới thuộc ngôi đền của vị vua này.
Tổng thư ký Hội đồng Tối cao về Cổ vật của Ai Cập, ông Mostafa Waziri cho biết: “Đây là phát hiện rất quan trọng, lần đầu tiên sẽ làm thay đổi sơ đồ của ngôi đền vốn được phát hiện cách đây hơn 160 năm.”
Ông Waziri mô tả phát hiện mới này là "một sự đóng góp quan trọng đối với sự hiểu biết về sự phát triển của các cung điện thuộc ngôi đền dưới triều đại của Ramses".
Trưởng nhóm khảo cổ - ông Sameh Iskander cho biết trong khi tiến hành khai quật xung quanh ngôi đền, các chuyên gia đã phát hiện những chi tiết về kiến trúc ở phía Nam của ngôi đền.
Cụ thể, đó là một hòn đá trên lối đi tại cửa Tây Nam của ngồi đền, lối đi này dẫn tới một lối vào của một tòa cung điện có nhiều vòng tròn hình ôvan khắc tên và tước hiệu của Ramses II.
Theo nhà khoa học này, những bức tường được xây dựng bằng đá vôi và gạch bùn, sàn cũng được làm bằng đá vôi, gian chính thứ hai của ngôi đền có một bệ cột bằng sa thạch và nhiều rầm đỡ có khắc chữ.
Ngoài ra, có nhiều mảnh vỡ khác được trang trí với những ngôi sao cũng được tìm thấy ở đây.
Người đứng đầu Vụ Cổ vật - Cổ đại Ai Cập Ayman Ashmawi cho rằng những câu chữ, hình tượng được khắc trên nền gạch của ngôi đền là kỹ thuật hội họa cực kỳ hiếm thấy về tước hiệu của Ramses II. Chúng xuất hiện ở tất cả bốn góc của ngôi đền, thể hiện tên và tước hiệu của Ramses II được sơn màu vàng.
Ramses II, cũng được biết đến với tên Ramesses Đại đế hay Ramesses II, và ông còn có tên là Ozymandias theo tiếng Hy Lạp, là vị Pharaon thứ ba của Vương triều thứ 19 của Ai Cập.
Ông lên ngôi vua khi mới ngoài 20 tuổi và được ghi nhận là một trong những Pharaon vĩ đại, quyền lực và được ca tụng nhiều nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại.
Trương Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.