Loài Stephania polygona N.H. Xia & V.T. Chinh, sp. nov và 2 loài trong họ Begonaceae của chi Begonia là 3 loài thực vật mới được phát hiện tại Việt Nam.
Stephania polygona. (Nguồn: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) |
Theo Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, trong tháng Năm đã có 6 loài thực vật và côn trùng mới được công bố phát hiện tại Việt Nam.
Nghiên cứu của Bảo tàng Nhiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa Học và Công nghệ Việt Nam, Viện Sinh học Tây nguyên, Trường Đại học Đà Lạt, Vườn thực vật Hoa Nam đã ghi nhận mới 1 loài trong Stephania polygona N.H. Xia & V.T. Chinh, sp. nov.
Chi Stephania là một chi lớn nhất trong họ Menispermaceae. Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới cận nhiệt đới châu Á và châu Phi. Trên thế giới có 60 loài, 37 loài từ Trung Quốc, 15 loài từ Thái Lan, 15 loài 1 var. có ở Việt Nam.
Loài Stephania polygona N.H. Xia & V.T. Chinh, sp. nov. mới nghi nhận ở Việt Nam được mô tả và minh họa, loài này gần với loài S. subpeltata và nó khác về phiến lá, số lượng gân 5-8 gân, đài và cánh hoa.
Begonia bachmaensis. (Nguồn: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) |
Nghiên cứu của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa Học và Công nghệ Việt Nam, Viện thực vật Kunming Trung Quốc, Viện Khoa học Miền trung và Trung tâm nghiên cứu Khoa học và thực hành Thủ Đầu Một cũng ghi nhận mới 2 loài trong họ Begonaceae của chi Begonia.
Chi Begonia có khoảng hơn 140 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, 150 loài ở châu phi, hơn 600 loài ở trung và Nam Mỹ hơn 600 loài ở Châu Á; 173 loại ở Trung Quốc. Ở Việt Nam có 72 loài trong chi này đã được ghi nhận.
Hai loài Begonnia phân bố mới từ miền trung Việt Nam, Begonnia bachmaensis và B.saolaensis được mô tả và minh họa Begonnia bachmaensis loài này gần với loài B. bonsiana và nó không giồng bất kỳ các đặc điểm nào của loài B. bonsiana. Loài Begonia saolaensis loài này gần loài B. rubrosetosa và Begonia sect. Petermannia.
Begonia saolaensis. (Nguồn: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) |
Trong khi đó, nhà côn trùng học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và các nhà côn trung học Nhật Bản phối hợp với Viện Khoa học tự nhiên Hoàng gia Bỉ đã công bố phát hiện một số loài côn trùng mới tại Việt Nam.
Các loài côn trùng mới được công bố là 1 loài cánh cứng mới được đặt tên khoa học là Rhyparus vietnamicus Ochi, Kusui, Pham, 2018; 2 loài ve sầu mới thuộc giống Sogana, họ Tropiduchidae, phân bộ Auchenorrhyncha, bộ Hemiptera.
Loài cánh cứng mới Rhyparus vietnamicus Ochi, Kusui, Pham, 2018. (Nguồn: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) |
Cụ thể, các nhà côn trùng học của Nhật Bản và các nhà côn trùng học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam công bố loài cánh cứng Rhyparus vietnamicus Ochi, Kusui, Pham, 2018.
Loài cánh cứng mới này thuộc giống Rhyparus, tộc Rhyparini, phân họ Aphodiinae, họ Scarabaeidae, bộ Cánh cứng Coleoptera.
Mẫu vật nghiên cứu của loài này được thu tại tỉnh Lào Cai có kích thước cơ thể 7,7-7,9mm. Với việc loài Rhyparus vietnamicus Ochi, Kusui, Pham, 2018 mới được công bố, cho đến nay số loài thuộc giống Rhyparus được ghi nhận có phân bố ở Việt Nam là 2 loài.
Cũng trong thời gian này, các nhà khoa học của Viện Khoa học tự nhiên Hoàng gia Bỉ và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã công bố 2 loài ve sầu mới thuộc giống Sogana, họ Tropiduchidae, phân bộ Auchenorrhyncha, bộ Hemiptera.
Sogana bachmana Constant & Pham, 2019. A.(Nguồn: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) |
Các loài này được đặt tên là Sogana bachmana Constant & Pham, 2019 với cơ thể con đực dài 29,0mm và Sogana baviana Constant & Pham, 2019 với cơ thể con đực dài 23,5mm.
Trên thế giới có 660 loài thuộc họ Tropiduchidae, còn ở Việt Nam 18 loài thuộc họ này được ghi nhận. Giống Sogana đã được ghi nhận có 11 loài trên thế giới, trong đó 3 loài được ghi nhận ở Việt Nam.
Sogana baviana Constant & Pham, 2019. (Nguồn: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) |
Với việc 2 loài mới được công bố ở Việt Nam, số loài của họ Tropiduchidae ở Việt Nam là 20 loài. Trong số 13 loài thuộc giống Sogana có đến 5 loài phân bố ở Việt Nam (chiếm 40% số loài).
Mặc dù vậy, những số liệu này chỉ đại diện cho một phần của sự đa dạng thực sự của họ Tropiduchidae ở Việt Nam, nơi chứa nhiều loài mới và giống mới đang chờ được công bố.
Theo Vietnam+