Phát động chiến dịch 'Nhận diện lừa đảo'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lần đầu tiên một chiến dịch truyền thông 'Nhận diện lừa đảo' được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2024 tập trung vào các hình thức lừa đảo trực tuyến được coi là điểm nóng.

Ngày 17.7, Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) phối hợp cùng Tập đoàn Meta phát động chiến dịch truyền thông "Nhận diện lừa đảo" tại Việt Nam trong năm 2024, nhằm chia sẻ tới cộng đồng người dùng mạng xã hội các hình thức phòng, tránh lừa đảo trực tuyến hữu ích.

Tuyển cộng tác viên là một trong những hình thức lừa đảo việc làm

Tuyển cộng tác viên là một trong những hình thức lừa đảo việc làm

Chiến dịch truyền thông sẽ tập trung vào 6 trong 24 hình thức lừa đảo trực tuyến đã được Cục An toàn thông tin xác định là điểm nóng tại Việt Nam, gồm: lừa đảo đầu tư; lừa đảo việc làm; lừa đảo tài chính; lừa đảo cho vay; lừa đảo xổ số; lừa đảo mạo danh.

Qua đó, đảm bảo an toàn của người sử dụng mạng xã hội, trong đó bao gồm nâng cao kỹ năng nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến, một vấn đề nhức nhối cần sự chung tay giải quyết của nhiều bên từ các cơ quan chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật và tất cả các nền tảng mạng xã hội.

Chiến dịch sẽ bao gồm một loạt hình ảnh và video ngắn về cách nhận diện và xử lý lừa đảo trực tuyến được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội của Meta và kênh thông tin Cổng không gian mạng quốc gia của Cục An toàn thông tin cũng như trên website Tư duy thời đại số của Meta.

Đặc biệt, chiến dịch cũng sẽ có sự tham gia của các nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng tại Việt Nam, nhằm lan tỏa những bí kíp hay và dễ nhớ để ai cũng có thể học theo và bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ lừa đảo trên môi trường mạng.

Ông Nguyễn Phú Lương, Phó giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, cho biết: "Mạng xã hội là mảnh đất màu mỡ cho các tội phạm mạng thực hiện hành vi lừa đảo, bởi chỉ cần một phút chủ quan, lơ là và thiếu kiến thức, người dân có thể sập bẫy bất cứ lúc nào. Với chiến dịch "Nhận diện lừa đảo" phối hợp cùng Meta, chúng tôi đặt mục tiêu trang bị cho mọi công dân số khả năng tự định vị các bẫy lừa đảo, nâng cao kỹ năng tự bảo vệ mình trên không gian mạng.

Theo ông Lương, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về lừa đảo trực tuyến là một trong những ưu tiên hàng đầu của Cục An toàn thông tin. Khi mỗi người dân, mỗi đối tượng yếu thế biết được cách nhận diện và cảnh giác hơn với các thủ đoạn lừa đảo, sẽ giúp cho câu chuyện lừa đảo trực tuyến được giảm thiểu phần nào trong thời gian tới.

Ông Ruici Tio, Quản lý chương trình Chính sách An toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Tập đoàn Meta), cho hay năm 2023, Meta đã triển khai giai đoạn đầu tiên của chiến dịch Nhận diện lừa đảo dành riêng cho Việt Nam, tiếp cận hàng triệu người dùng và thu hút hàng trăm nghìn lượt truy cập Cổng thông tin an toàn trực tuyến Tư duy thời đại số của Meta.

Chương trình hợp tác với Cục An toàn thông tin trong năm nay nhằm mục tiêu tiếp tục nâng cao kỹ năng của người Việt Nam trong việc xác định và đối phó với các hành vi lừa đảo trực tuyến. Chúng tôi mong muốn tất cả người dùng chủ động trang bị kiến thức về tầm quan trọng của việc cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo trên mạng".

"Sự an toàn và bảo mật của người dùng trên các nền tảng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi cam kết ngăn chặn những hành vi lừa đảo làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng, cũng như tăng cường giáo dục nhận biết về các hành vi này", ông Ruici Tio nói.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ Nguyễn Quang Khôi (Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi tỉnh) thăm hỏi một trường hợp bị thương do tai nạn pháo nổ. Ảnh: N.N

Cảnh báo tai nạn do pháo nổ

(GLO)- Hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu do tai nạn pháo nổ, trong đó có bệnh nhân được đưa đến cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Hầu hết các trường hợp bị thương tích là do tự chế pháo và đốt pháo.

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

(GLO)- Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc trẻ em lên mạng xã hội tìm hiểu, đặt mua hóa chất rồi về làm pháo tự chế. Hiểm họa về pháo tự chế luôn hiện hữu một khi thiếu sự quản lý, giám sát từ cha mẹ.

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

(GLO)- Công an huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của anh A. (SN 1985, trú tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) về việc bị đối tượng giả danh công an gọi điện thoại yêu cầu đăng ký định danh xe tải và lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 144,4 triệu đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.