Triển khai “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 1076/STTTT-CNTT đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin), trong thời gian vừa qua, các sự cố lộ lọt thông tin, dữ liệu cá nhân, lừa đảo trực tuyến ngày càng tăng. Một trong những nguyên nhân chính gây ra mất an toàn thông tin được xác định đến từ nhận thức của người sử dụng. Các cuộc tấn công mạng có xu hướng tập trung chủ yếu vào con người thay vì máy móc, thiết bị.

Để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng là yếu tố then chốt giúp tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội một cách bền vững, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có Công văn số 2416/BTTTT-CATTT về việc tham gia Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” (gọi tắt là Chiến dịch).

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp tổ chức triển khai Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”. Ảnh minh họa

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp tổ chức triển khai Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”. Ảnh minh họa

Thực hiện yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp tổ chức triển khai Chiến dịch.

Cụ thể, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các nội dung tại Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 5-8-2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23-11-2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025”, trong đó lưu ý một số nội dung: Biện pháp tuyên truyền: phối hợp linh hoạt các hình thức, xây dựng nội dung tuyên truyền, tận dụng ưu thế của mạng xã hội; Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; phương tiện truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội; hệ thống thông tin cơ sở và các phương thức khác... để các nội dung tuyên truyền có sức lan tỏa rộng rãi, tạo ra năng lượng tích cực, an toàn trên không gian mạng.

Thời gian tập trung tuyên truyền đến hết 20-7-2023. Đối tượng tuyên truyền là học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức, người dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động trên môi trường mạng.

Tài liệu tuyên truyền do Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức điều phối, đăng tải, chia sẻ trên cổng khonggianmang.vn về các sản phẩm như: tài liệu, ấn phẩm, video, clip, poster, Inforgraphics, tờ rơi, tờ gấp,... Các cơ quan, đơn vị có thể sử dụng tài liệu trên hoặc tham khảo và biên tập phù hợp, triển khai đạt hiệu quả cao nhất.

Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các đơn vị cung cấp thông tin làm đầu mối liên hệ (gồm: Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, số điện thoại, thư điện tử) để kịp thời nhận tài liệu, hướng dẫn trong quá trình triển khai Chiến dịch. Đồng thời, gửi kết quả triển khai thực hiện Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” của đơn vị về Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 19-7-2023 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định. Thông tin liên hệ: Phòng Công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai (gặp ông Trần Quang Tuyến, số điện thoại/Zalo: 0978.111.383, Email: tuyentq.stttt@gialai.gov.vn).

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

(GLO)- Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc trẻ em lên mạng xã hội tìm hiểu, đặt mua hóa chất rồi về làm pháo tự chế. Hiểm họa về pháo tự chế luôn hiện hữu một khi thiếu sự quản lý, giám sát từ cha mẹ.

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

(GLO)- Công an huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của anh A. (SN 1985, trú tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) về việc bị đối tượng giả danh công an gọi điện thoại yêu cầu đăng ký định danh xe tải và lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 144,4 triệu đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.