Phát biểu tại lễ nhậm chức, Tổng thống Vladimir Putin nói về quan hệ Nga - phương Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong bài phát biểu nhậm chức ngày 7/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết phương Tây sẽ phải quyết định việc họ muốn đối thoại với Nga hay theo đuổi sự gây hấn không ngừng nhằm cản trở đà phát triển của Liên bang Nga.

Tổng thống Putin đã có bài phát biểu sau khi ông chính thức tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ năm. Buổi lễ diễn ra tại Điện Kremlin với sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao.

Bình luận về tương lai của Nga và mối quan hệ giữa nước này với các quốc gia khác, ông Putin nhấn mạnh rằng "chúng tôi không từ chối đối thoại với các nước phương Tây". "Sự lựa chọn là của họ: họ muốn cố gắng tiếp tục kiềm chế đà phát triển của Nga, tiếp tục chính sách gây hấn và gây áp lực không ngừng mà họ đã theo đuổi suốt nhiều năm, hay tìm kiếm con đường hợp tác và hòa bình".

Theo Tổng thống Nga, sự hợp tác này phải bao gồm các cuộc thảo luận về các vấn đề an ninh và ổn định chiến lược. Tuy nhiên, bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng phải được thực hiện với sự tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở bình đẳng và không có “sự kiêu ngạo, tự phụ và độc tôn”, ông Putin nhấn mạnh.

"Cùng với các đối tác của chúng ta trong hội nhập Á - Âu và những trung tâm phát triển có chủ quyền khác, chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực hình thành một trật tự thế giới đa cực, một hệ thống an ninh bình đẳng và không thể chia cắt. Đồng thời, Nga sẽ cố gắng duy trì khả năng tự cung tự cấp và cạnh tranh".

Khoảng 2.600 người đã được mời đến lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Sputnik

Khoảng 2.600 người đã được mời đến lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Sputnik

Tổng thống Putin nhấn mạnh để đảm bảo sự thống nhất và độc lập, thể chế nhà nước và hệ thống chính trị - xã hội của Nga phải linh hoạt, có khả năng chống lại mọi thách thức và mối đe dọa.

Tổng thống cũng cho biết xã hội đã thay đổi trong những năm gần đây và bắt đầu coi trọng “sự đáng tin cậy, trách nhiệm chung, sự chân thành, lịch thiệp, cao thượng và lòng dũng cảm”.

Ông Putin cam kết sẽ sử dụng quyền hạn của mình với tư cách nguyên thủ quốc gia để đảm bảo rằng các công dân Nga - những người đã chứng tỏ lòng trung thành và thể hiện những phẩm chất, trình độ chuyên môn tốt nhất của họ - sẽ được trao các vị trí lãnh đạo trong hành chính công, kinh tế và các lĩnh vực khác.

Tổng thống tuyên bố sẽ làm mọi việc trong khả năng của mình để đáp lại sự tin tưởng của cử tri, nhưng nhấn mạnh rằng kết quả của nhiệm kỳ sáu năm tới phụ thuộc vào sự đoàn kết dân tộc.

Ông nói: “Tôi nhấn mạnh rằng kết quả của công việc này chủ yếu phụ thuộc vào sự đoàn kết của chúng ta, quyết tâm chung của chúng ta là mang lại lợi ích cho Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc và làm việc chăm chỉ nhất có thể. Chúng ta là một dân tộc đoàn kết và vĩ đại; cùng nhau, chúng ta sẽ chiến thắng!"

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

(GLO)- Lâu nay, hoạt động tuyên truyền của Hàn Quốc và thả rác thải của Triều Tiên gây nên mâu thuẫn và căng thẳng giữa 2 nước. Tuy nhiên mới đây, đến lượt Triều Tiên tố Hàn Quốc sử dụng truyền đơn và đồ dùng mà Bình Nhưỡng gọi là rác rưởi sang lãnh thổ của mình với mục đích chống phá.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".