Phần mềm, công nghệ số là thế mạnh cạnh tranh của Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Doanh nghiệp công nghệ số đã được xác định là lực lượng nòng cốt, tiên phong xung kích chuyển đổi số tại Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.

Tại sự kiện công bố và vinh danh "Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024" diễn ra mới đây ở Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông (Bộ TT-TT) đánh giá lĩnh vực công nghệ số của Việt Nam vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận, dù kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Cụ thể, doanh thu từ công nghiệp công nghệ số của Việt Nam đạt gần 120 tỉ USD sau 9 tháng đầu năm 2024, tương đương mức tăng trưởng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu từ hoạt động phần mềm và dịch vụ công nghệ số đạt hơn 6,6 tỉ USD, tăng gần 9,9% cùng kỳ.

Cục trưởng Nguyễn Khắc Lịch nhận định công nghệ số Việt Nam đã có những kết quả đáng ghi nhận dù kinh tế chung còn nhiều khó khăn

Cục trưởng Nguyễn Khắc Lịch nhận định công nghệ số Việt Nam đã có những kết quả đáng ghi nhận dù kinh tế chung còn nhiều khó khăn

Hiện tại, lĩnh vực này của Việt Nam có hơn 51.000 doanh nghiệp, tạo ra việc làm cho trên 1,5 triệu lao động. Trong đó, khoảng 1.500 đơn vị đang có doanh thu từ thị trường nước ngoài. Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng từng bày tỏ công nghệ số sẽ trở thành lực lượng sản xuất cơ bản, nhân tài số trở thành nguồn lực cơ bản, đổi mới sáng tạo số trở thành động lực cơ bản cho sự phát triển đất nước.

"Hoạt động phần mềm và dịch vụ công nghiệp số là những thế mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt ở thị trường trong nước cũng như quốc tế, góp phần ghi danh Việt Nam trên bản đồ thế giới về công nghiệp số", lãnh đạo Cục nhấn mạnh. Ông cho biết thêm, cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số hiện chung tay cùng chính phủ và Bộ TT-TT để khai thác triệt để những cơ hội mà lĩnh vực này đem lại, giúp chuyển đổi số, xây dựng mục tiêu chính phủ số, phát triển kinh tế số cũng như xã hội số.

Phó chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam - VINASA, ông Ngô Diên Hy khẳng định: "Doanh nghiệp công nghệ số được xác định là lực lượng nòng cốt, tiên phong xung kích chuyển đổi số".

Cũng tại sự kiện, VINASA công bố Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024, gồm 8 nhóm chia thành 28 lĩnh vực trong đó 1 nhóm xét duyệt đặc biệt. Năm nay, tiêu chuẩn ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) là điểm cộng cho các doanh nghiệp đã và đang đưa ESG và hoạt động kinh doanh và nội tại doanh nghiệp, đồng thời gài gắm nhận thức doanh nghiệp về tiêu chí này.

Ban tổ chức cũng cho biết, các Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc năm nay có tổng doanh thu đạt 115.469 tỉ đồng, tương đương hơn 4,7 tỉ USD với tổng số nhân sự 76.767 người. Riêng 11 doanh nghiệp công nghệ số nghìn tỉ có doanh thu 82.251 tỉ đồng, tương đương 3,3 tỉ USD, sử dụng 52.244 lao động.

Theo Anh Quân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của CQHCNN trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Gia Lai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015

(GLO)-Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2555/KH-UBND về triển khai hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2025.