Pfizer bào chế vắc-xin trị biến thể Delta, báo tin vui cho nước thu nhập trung bình - thấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty Pfizer (Mỹ) Albert Bourla mới đây cho biết hãng dược này đang phát triển một loại vắc-xin chuyên biệt để đối phó với biến thể Delta.

"Hiện tại, chúng tôi đang bào chế một loại vắc-xin chuyên trị Delta" – ông Bourla khẳng định hôm 23-8. Dù vậy, vị này nhấn mạnh các loại vắc-xin chuyên biệt để đối phó Delta gần như chắc chắn không cần thiết, bởi mũi tiêm bổ trợ từ vắc-xin hiện hành vốn đã rất hiệu quả.

CEO Pfizer cho biết thêm dữ liệu của họ và Israel chứng minh mức độ hiệu quả của liều tiêm thứ 3. Cũng theo ông Bourla, gần 50% trong tổng số 3 tỉ liều Pfizer được sản xuất trong năm nay "sẽ được bàn giao cho các nước thu nhập trung bình và thấp".

Tuyên bố trên được đưa ra không lâu sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn sử dụng đầy đủ vắc-xin Pfizer cho nhóm dân số từ 16 tuổi trở lên.

 

 Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty Pfizer (Mỹ) Albert Bourla. Ảnh: Reuters
Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty Pfizer (Mỹ) Albert Bourla. Ảnh: Reuters


Theo ông Bourla, nước đi nêu trên của FDA có thể khuyến khích nhiều người tiêm vắc-xin hơn nữa.

"Với những người còn hơi e dè vì muốn thấy vắc-xin được phê chuẩn đầy đủ, họ đã có sự xác nhận từ một trong những cơ quan uy tín nhất thế giới, FDA… rằng vắc-xin an toàn và hiệu quả. Tôi hy vọng những người e dè vì vấn đề này từ giờ sẽ an tâm tiêm vắc-xin" – CEO Pfizer khẳng định.

Theo NBC News, quyết định của FDA có thể mở lối cho việc thực hiện tiêm chủng bắt buộc sâu rộng hơn nữa, bởi nhiều doanh nghiệp đang chờ vắc-xin được phê chuẩn đầy đủ trước khi yêu cầu nhân viên của họ tiêm phòng.

"Quyết định phê chuẩn đầy đủ được công bố vào một thời điểm không thể quan trọng hơn, khi Delta tiếp tục làm tăng số ca nhiễm và tử vong trên khắp nước Mỹ" – ông Richard Besser, CEO của tổ chức thiện nguyện hàng đầu nước Mỹ Robert Wood Johnson Foundation, khẳng định.


 

Pfizer trở thành vắc-xin Covid-19 đầu tiên trên thế giới được FDA phê chuẩn đầy đủ. Ảnh: Reuters
Pfizer trở thành vắc-xin Covid-19 đầu tiên trên thế giới được FDA phê chuẩn đầy đủ. Ảnh: Reuters


Theo Cao Lực (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?